8. AN SINH XÃ HỘ
9.6.4. Xã hội hóa Giáo dục thường xuyên
Hiện nay, có trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.300 trung tâm tin học; nhiều trường đại học triển khai các chương trình đào tạo từ xa. Ngoài ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Xã hội hoá dạy nghề đã đem lại kết quả bước đầu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân đã đầu tư thành lập các cơ sở dạy nghề (CSDN). Năm 2008, số CSDN ngoài công lập chiếm 32,4%.
Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia dạy nghề và tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề. Gần 70 cơ sở đào tạo ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố đầu tư nước ngoài và 02 cơ sở đào tạo đại học 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Công tác xã hội hoá giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển giáo dục hiện nay. Tính đến tháng 7/2007, tổng giá trị các đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm là hơn 900 tỷ đồng, hơn 22 triệu đô la Mỹ, 232 nghìn bảng Anh và 1,5 triệu m2 đất trường học; đến tháng 01/2010, các đơn vị và cá nhân đã đóng góp 1,3 tỷ đồng; 17,9 triệu USD; 276,8 nghìn EUR và 167,1 m2 đất cho giáo dục.
• Đánh giá đối chiếu với mục tiêu nêu ra trong CLGD 2001-2010
Một số chỉ tiêu chưa đạt: Tỷ lệ học sinh học nghề (ngắn hạn và dài hạn) ngoài công lập vào năm 2010 đạt: 31,2% (mục tiêu: 70%); Tỷ lệ học sinh TCCN ngoài công lập vào 2010 đạt 24,8% (mục tiêu: khoảng 30%); Tỷ lệ sinh viên ngoài công lập vào năm 2010 đạt 14,1% (mục tiêu: 30%).