Nhiễm nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Báo cáo tóm tắt) pot (Trang 67 - 68)

11. MÔI TRƯỜNG

11.2.1.nhiễm nước

Ô nhiễm nước mặt là vấn đề bức xúc nhất hiện nay, đặc biệt là tại các lưu vực sông như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai - Sài Gòn. Ô nhiễm và xả thải ra môi trường đã trở nên đáng báo động, nhất là sau khi gia nhập WTO, đầu tư công nghiệp gia tăng. Năm 2008, nước thải khu công nghiệp tăng trên 160% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ mọi lĩnh vực trong toàn quốc. Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước thải các KCN.

Mức độ ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng, nhất là nguồn nước mặt trong các ao, hồ, sông suối và ven biển. Lưu lượng nước thải sinh hoạt đô thị tăng từ 1,8 triệu năm 2006 lên 2,0 triệu m3/ngày năm 2009. Chỉ tiêu hàm lượng BOD5 tại sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Sét (Hà Nội) đều vượt tiêu chuẩn cho phép so với quy chuẩn Việt nam và mức độ ô nhiễm trầm trọng hơn so với giai đoạn 2002-2006. Ở khu vực phía nam, hệ thống sông Đồng Nai, sông Thị Vải trước đây bị ô nhiễm rất nặng, song chất lượng nước gần đây bắt đầu được cải thiện so với 5TWTO nhờ nỗ lực của các cơ quan quản lý.

HNKTQT cũng gây áp lực đối với môi trường biển khi hoạt động hàng hải sôi động kèm theo rác thải, dầu thải cũng như các sự cố tràn dầu. Số vụ tai nạn đường thủy cũng có xu hướng tăng mạnh. Các sự cố hàng hải thường mang lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường biển và hệ sinh thái do dầu tràn từ các tàu bị tại nạn.

Hàm lượng dầu tại các khu vực có hoạt động khai thác dầu khí và hoạt động tàu thuyền đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là vùng ven bờ. Một số vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm dầu và xyanua. Đối với nước biển ở ngoài khơi, hàm lượng ôxy hòa tan và hàm lượng dầu mặc dù thấp hơn vùng ven biển song cũng đều vượt tiêu chuẩn ASEAN cho vùng nước bảo tồn thủy sinh. Nước biển ven bờ có dấu hiệu bắt đầu bị ô nhiễm ở dải ven biển miền Nam từ Nha Trang trở vào. Tuy nhiên, hàm lượng COD 5SWTO có xu hướng giảm so với trước, có thể công tác quản lý môi trường ven biển tốt hơn. Ở các vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, Nghệ An, hàm lượng chất dinh dưỡng (N-NH4) đã vượt hoặc xấp xỉ quy chuẩn cho phép và có xu hướng tăng.

Phần lớn nước dưới đất ở nước ta vẫn có chất lượng tốt, song cũng đang bị cạn kiệt do khai thác thiếu bền vững và bị ô nhiễm cục bộ ở một số nơi. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp. Cùng với gia tăng sản lượng nông nghiệp, lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV được sử dụng ngày càng tăng. Việc lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra ô nhiễm nguồn nước và đất. Việc chấp hành quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng và nhập khẩu thuốc BVTV còn nhiều yếu.

Trong nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm nguồn nước bắt nguồn từ dư thừa thức ăn hải sản và các loại hóa chất xử lý ao hồ như vôi, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh. Việc chuyển đổi trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, nhất là các vùng ven biển diễn ra với quy mô lớn là nguyên nhân dẫn đến mặn hóa, xâm nhập mặn nghiêm trọng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 5SWTO vẫn có xu hướng tăng, tuy tốc độ không nhanh như giai đoạn trước.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Báo cáo tóm tắt) pot (Trang 67 - 68)