GIẢM NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 1.Giảm nghèo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Báo cáo tóm tắt) pot (Trang 40 - 41)

7.1.Gim nghèo

Giảm nghèo đã được thực hiện đồng thời ở các cấp: cấp cá nhân (người nghèo), cấp hộ, cấp xã và cấp huyện với các chương trình cơ bản gồm: (i) hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, khuyến nông-lâm-ngư, phát triển ngành nghề, xuất khẩu lao động; (ii) tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở và nước sinh hoạt; và (iii) phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn.

Năm 2011, theo chuẩn nghèo thời kỳ 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 11,7%. Tính theo chuẩn nghèo của TCTK, tỷ lệ nghèo giảm từ 18,1% năm 2004 xuống còn 15,5% năm 2006 và 10,7% năm 2010.

Thu nhập bình quân của hộ nghèo đã tăng 2 lần thời kỳ 2006-2010, từ 184.300 VNĐ/người/năm (2006) lên 369.300 VNĐ/người/năm (2010). Người nghèo đã nhận được hỗ trợ đáng kể.

Tuy nhiên, giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo còn chưa phân biệt giữa người nghèo do lười lao động với người nghèo do các nguyên nhân khác nên chưa khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo.

Quan niệm về nghèo đói chỉ giới hạn vào nghèo đói thu nhập trong khi chuẩn nghèo thấp dẫn đến tỷ lệ hộ cận nghèo cao. Xác định đối tượng hộ nghèo còn nhiều thiếu sót. Nhiều tiêu chí như sử dụng nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các hộ nghèo chưa được đưa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá.

Mức sống của người dân cả nước đã được cải thiện đáng kể, nhưng sự chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa thành thị và nông thôn vẫn còn rất lớn. Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đã và đang bị nới rộng trên tất cả các chỉ số tiêu dùng và xã hội.

7.2.Bt bình đẳng thu nhp

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ngày càng có xu hướng tăng lên. Năm 2006 chênh lệch giữa nhóm ngũ vị phân giàu nhất (20% dân số có mức thu nhập cao nhất) so với nhóm nghèo nhất là 8,4 lần, con số này đã tăng lên 9,2 lần vào năm 2010.

Mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở khu vực thành thị là cao so với khu vực nông thôn, nhưng có xu thế giảm dần. Ở nông thôn, mức chênh lệch thấp hơn nhưng có xu hướng gia tăng. Theo thời gian, sự bất bình đẳng về thu nhập có chiều hướng gia tăng trong nội bộ nhóm những hộ nghèo nhất.

Hệ số GINI của thu nhập tăng nhẹ, từ mức 0,42 năm 2002 lên 0,43 năm 2010. Mặc dầu vậy, bất bình đẳng vẫn đang trong khả năng kiểm soát và trong thời gian qua, Việt Nam đã có một mô hình tăng trưởng kinh tế tương đối công bằng.

Tuy nhiên, giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Báo cáo tóm tắt) pot (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)