6. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 1.Lực lượng lao động
6.7. Tranh chấp lao động
Quan hệ lao động có diễn biến phức tạp. Số vụ đình công 5SWTO không ngừng gia tăng, cao hơn nhiều so với 5TWTO, đặc biệt trong những năm khủng hoảng và lạm phát tăng cao, việc gia tăng giá cả sinh hoạt làm cho đời sống người lao động gặp khó khăn. Năm 2011, số cuộc đình công xảy ra đạt mức kỷ lục với 885 cuộc, tăng hơn gấp đôi so với năm 2010 (422 vụ). Hiện tượng người làm việc trong các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp lần lượt đình công đòi tăng tiền lương tương ứng với giá cả gia tăng đã trở nên phổ biến. Về quy mô, số lượng công nhân tham gia một cuộc đình công có xu hướng gia tăng.
Các vụ đình công chủ yếu vẫn diễn ra ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tập trung ở các ngành may, da giầy, điện tử, chế biến gỗ và ở những khu công nghiệp tập trung. Theo loại hình sở hữu, số các vụ đình công trong khu vực có vốn FDI cao nhất, chiếm hơn 80% tổng số.
Nguyên nhân các vụ đình công có xu hướng thay đổi theo giai đoạn, trong những năm đầu tiên nguyên nhân tranh chấp về quyền và những năm gần đây đã tiến tới tranh chấp về lợi ích. Trong khi đó, việc thương lượng, đối thoại để nâng cao sự hiểu biết và bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên chưa được quan tâm hoặc chưa được thực hiện tốt.
Cho đến nay, đã có nhiều nỗ lực trong bổ sung, sửa đổi khuôn khổ pháp lý về quan hệ lao động, nhưng vẫn chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong khi đó, hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện được vai trò đại diện để đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động; người lao động thiếu tin tưởng vào Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Mặt khác, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp đa phần là kiêm nhiệm, phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động, năng lực và nghiệp vụ hoạt động công đoàn còn hạn chế, chưa đủ bản lĩnh để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động;