Trợ giúp đột xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Báo cáo tóm tắt) pot (Trang 42 - 43)

8. AN SINH XÃ HỘ

8.4.Trợ giúp đột xuất

Công tác trợ giúp xã hội đột xuất được Nhà nước và cộng đồng xã hội ngày càng quan tâm. Công tác cứu trợ đột xuất đã được triển khai tương đối kịp thời, góp phần tạm thời ổn định cuộc sống của đối tượng bị rủi ro. Đã huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể vào trợ giúp đột xuất. Năm 2011, Nhà nước đã hỗ trợ gần 60 nghìn tấn gạo cho 811 nghìn hộ với 2,5 triệu người thuộc 21 tỉnh bị thiệt hại, đồng thời hỗ trợ 660 tỷ VNĐ cho 22 tỉnh để khắc phục hậu quả; ngoài ra Quỹ Cứu trợ Trung ương (do MTTQVN chủ trì) đã tiếp nhận và phân bổ hơn 28,5 tỷ đồng. Quỹ cứu trợ cấp tỉnh (do MTTQ các tỉnh chủ trì) đã tiếp nhận và phân bổ hơn 46 tỷ đồng; hướng dẫn các địa phương thực hiện cứu trợ cho nhân dân, bảo đảm công bằng, công khai, đúng mục đích, đúng đối tượng, không chia bình quân và không để người dân thiếu lương thực.

Tuy nhiên, công tác trợ giúp đột xuất vẫn còn nhiều điểm bất hợp l ý. Phạm vi của các chính sách còn hẹp, mới tập trung chủ yếu cho đối tượng bị rủi ro do thiên tai, chưa tính đến những rủi ro do tác động của sản xuất kinh doanh, mất mùa, khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mức trợ cấp còn thấp, mới chỉ bù đắp được một phần thiệt hại, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ gia đình, trong nhiều trường hợp hỗ trợ vẫn chưa kịp thời. Công tác quản lý hoạt động trợ giúp còn yếu kém, chưa kiểm soát được các nguồn đóng góp. Một số sáng kiến cộng đồng trong tổ chức hỗ trợ đã được thí điểm, song chưa được thể chế hóa và nhân rộng.

9.GIÁO DC

Là một quốc gia có nền kinh tế tương đối nghèo so với các nước châu Á khác, nhưng Việt Nam đã đạt thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Những tiến bộ Việt Nam đã đạt được được đánh giá là nhanh hơn, cao hơn hầu hết các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương hoặc thậm chí cao hơn.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội X đã đề ra 9 nhiệm vụ cụ thể của giáo dục nước ta giai đoạn 2006-2010. Đây là những căn cứ quan trọng để ngành giáo dục tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu về phát triển giáo dục giai đoạn 2006-2010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng X.

Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá đã được hình thành phủ kín tới các xã phường trong cả nước, bao gồm đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, cải thiện. Số trường, lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục), cả về phương thức đào tạo (chính quy, không chính quy) và nguồn lực, từng bước hoà nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.

Phần này sẽ đánh giá những kết quả đã đạt được và tồn tại thách thức của ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO theo các mặt sau: Quy mô giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục đào tạo, xã hội hóa các hoạt động giáo dục đào tạo, huy

động nguồn lực cho giáo dục. Từ đó đưa ra đánh giá chung về thành tựu đạt được cũng như các mặt yếu, cơ hội, thách thức.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Báo cáo tóm tắt) pot (Trang 42 - 43)