Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương (Trang 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Chính phủ

- Nhà nƣớc cần quan tâm tới phân cấp và ủy quyền mạnh mẽ, đơn giản hóa các thủ tục trình duyệt, thực hiện cơ chế một cửa, giảm bớt các tầng lớp trung gian, nhằm tạo quyền chủ động thực sự cho các ĐVSN trong quá trình tổ chức hoạt động.

- Việc hoàn thiện cơ chế chính sách phải tiến hành từ khâu rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách, chế độ đã thực hiện trong thời gian qua, xem xét nhu cầu hiện tại và tính đến đòi hỏi trong tƣơng lai. Cơ chế, chính sách mới phải theo hƣớng đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, không minh bạch, không tạo ra kẽ hở và không gây cản trở cho quá trình thực hiện.

- Qua hơn 8 năm thực hiện, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã có những tác động đáng kể, nhiều ĐVSN đã hƣởng ứng tích cực, đã chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính để phát huy khả năng của mình, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cũng có những điểm bất cập cần đƣợc xem xét, sửa đổi nhƣ:

+ Thực tế cho thấy nếu chỉ tự chủ về tài chính mà chƣa đƣợc tự chủ về nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế thì các ĐVSN chƣa phát huy đƣợc quyền tự chủ thực sự trong tổ chức hoạt động của mình. Do vậy, Chính phủ cần quy định cụ thể về quyền tự chủ về nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức và biên chế của ĐVSN để các đơn vị này thực sự thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.

- Các ĐVSN nói chung đã và đang quản lý trong tay những nguồn lực tài chính tƣơng đối lớn mà nguồn gốc của nó chủ yếu xuất phát từ ngân sách Nhà nƣớc. Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính này, thì việc đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng tài chính của các ĐVSN rất có ý nghĩa. Cùng với xu hƣớng giao quyền tự chủ tài chính gắn liền với

trách nhiệm nhiều hơn cho các ĐVSN có thu thì việc xác định tính hiệu quả trong quản lý tài chính lại càng cần thiết. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn về việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ĐVSN, trong đó chú trọng thiết lập hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cụ thể để các ĐVSN căn cứ vào đó có thể xác định đƣợc năng lực của mình và hƣớng phấn đấu để ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Tóm lại, Chính phủ cần hoàn thiện môi trƣờng chính sách vĩ mô về quản lý tài chính để các đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

4.3.2. Đối với UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế tỉnh

Cần giao quyền tự chủ về công tác đăng ký tuyển sinh hệ liên kết đào tạo với các Trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của các ĐVSN nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính của các đơn vị này là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, trong đó vai trò chủ yếu là hệ thống KBNN. Để góp phần tăng cƣờng quản lý chi đối với các ĐVSN, quản lý các khoản chi NSNN theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”, đề nghị KBNN và Sở Tài chính nên:

Một là, có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng trong hoạt động kiểm soát chi nhằm đảm bảo sự thống nhất, tuân thủ các quy định chung về chế độ, định mức chi tiêu, phƣơng thức thanh toán,... của Nhà nƣớc đối với các ĐVSN nói chung, cũng nhƣ các chế độ chính sách đã đƣợc quy định riêng theo đặc thù của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng.

Hai là, phải có văn bản hƣớng dẫn thực hiện chế độ kế toán, thực hiện

nghĩa vụ thuế, chế độ kiểm soát chi thống nhất và đồng bộ, kiểm soát tất cả các khoản chi ngân sách qua Kho bạc, không để bất kỳ một khoản chi nào không đƣợc kiểm soát. Nguồn kinh phí thu từ liên kết đào tạo thực hiện theo hoạt động dịch vụ, đã thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣng vẫn phải thực hiện ghi thu, ghi chi phí, lệ phí hàng năm, đồng thời KBNN lại kiểm soát chi nhƣ nguồn thu phí, lệ phí để lại tổ chức thu (khoản thu có nguồn gốc từ ngân sách).

Ba là, Hiện nay chƣa rạch ròi giữa cấp kinh phí thƣờng xuyên bao gồm

cả tiền lƣơng, kinh phí chi hoạt động của đơn vị và kinh phí cấp cho đào tạo cán bộ theo chỉ tiêu pháp lệnh (tính chất nguồn kinh phí là “Kinh phí thực hiện chế độ tự chủ”. Tiến tới các cấp, ngành địa phƣơng thay đổi phƣơng thức cấp ngân sách cho hoạt động đào tạo cán bộ, công chức theo tính chất “Kinh phí Nhà nƣớc đặt hàng”.

Tóm lại, kiến nghị với các cấp ngành địa phƣơng là tạo điều kiện cơ chế hoạt động, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho đơn vị.

4.3.3. Đối với Lãnh đạo đơn vị

- Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng (Số 59/QĐ-GDTX) đến nay đã có nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu định mức không còn phù hợp với giá cả thị trƣờng, nhiều khoản mục mới phát sinh. Do vậy, đề nghị Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng cần sớm xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Cần sớm xây dựng lại định mức sử dụng văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại,... tiến tới thực hiện khoán văn phòng phẩm và các khoản tiêu dùng khác bằng tiền theo nguyên tắc thiếu phải giải trình rõ nguyên nhân, đƣợc thẩm định mới đƣợc cấp bổ sung, dƣ đƣợc sử dụng theo tăng cƣờng thu nhập cho cán bộ thuộc bộ phận đó. Nhằm tạo sự chủ động cho các bộ phận, khuyến khích tiết kiệm chi tiêu.

- Cần sớm xây dựng các tiêu chí đánh giá sức lao động của cán bộ, giáo viên, cùng với đó là cơ chế tài chính phù hợp để khuyến khích những ngƣời có năng suất lao động cao.

- Xây dựng quy định về công tác tự kiểm tra, giám sát của nội bộ đơn vị, nhằm minh bạch hơn trong công tác quản lý tài chính.

- Cần sớm có định hƣớng phát triển đồng bộ, phát triển quy mô nhanh, khai thác mọi nguồn thu hợp pháp có thể, gắn liền với tăng cƣờng công tác quản lý tài chính. Có chính sách khuyến khích ngƣời lao động về vật chất và tinh thần tốt hơn.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực quản lý tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với tất cả các tổ chức, các chủ thể kinh tế. Trong điều kiện xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng và dần phản ánh đúng bản chất vốn có của nó, thì việc làm chủ các quan hệ kinh tế, quan hệ tài chính để hƣớng nó đi theo đúng mục đích của ngƣời quản lý lại càng cần thiết, đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể phải có năng lực quản lý tài chính tốt.

Để góp phần củng cố, phát triển năng lực tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng ngày càng lớn mạnh và bền vững, đề tài “Hoàn thiện quản lý

tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương” đã đƣợc tác giả nghiên cứu

và hoàn thiện. Đề tài tập trung giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau đây: - Đã làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận về ĐVSN; đã tập trung phân tích đƣợc các nội dung cần quản lý đối với tài chính của ĐVSN. Luận văn cũng đã phân tích đƣợc tƣơng đối cụ thể các nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu đến công tác quản lý tài chính của ĐVSN.

- Đã nghiên cứu, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng. Chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tài chính ở Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng. Những kết quả chính ở đây là:

Về thành tựu: Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Hải Dƣơng đã nỗ lực trong công tác phát triển đa dạng hóa nguồn thu nhƣ định hƣớng tăng quy mô tuyển sinh, tăng cƣờng hoạt động liên kết đào tạo, tích cực xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Về hạn chế: Trung tâm chƣa có nhiều giải pháp hiệu quả trong việc thu hút tuyển sinh đào tạo, phát triển quy mô và nguồn thu. Nguồn tài chính của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp hàng năm. Nguồn kinh phí do Trung tâm tự huy động còn thấp, chƣa có kế hoạch, định hƣớng về các nguồn có thể khai thác, nguồn thu

ngoài NSNN chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi thƣờng xuyên, tăng cƣờng cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập cho viên chức, lao động. Chính sách phân phối thu nhập tăng thêm (thu nhập ngoài lƣơng do Nhà nƣớc chi trả) vẫn mang tính chất cào bằng giữa các nhóm đối tƣợng theo cấp bậc chức vụ, chi trả dàn đều hàng tháng theo hệ số đã đƣợc quy định. Chƣa có cơ chế chia thu nhập theo năng suất lao động, ngƣời làm nhiều, ngƣời làm ít không có sự khác biệt, nên chƣa tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động. Việc khai thác các nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc còn nhiều bất cập, chƣa có kế hoạch, định hƣớng về các nguồn có thể khai thác và phƣơng thức sử dụng các nguồn thu. Chênh lệch thu chi hàng năm còn ít, nên việc trích lập các quỹ còn hạn chế: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp còn hạn chế, chƣa đáp ứng đáng kể nhu cầu chi bổ sung vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cƣờng cho hoạt động đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên; việc trích lập các quỹ khác cũng rất hạn chế và nhất là việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giáo viên còn chƣa đáng kể.

Về nguyên nhân hạn chế: Hiện nay nhiều địa phƣơng, nhiều ngành không tuyển dụng ngƣời học hệ vừa học vừa làm vào làm việc, nên nhu cầu học tập giảm, nguồn tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn có nhiều cơ sở thực hiện liên kết đào tạo không đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị đóng trên địa bàn quá nhiều dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt trong việc tuyển sinh đào tạo.

Trung tâm chƣa có nhiều giải pháp hiệu quả trong việc thu hút tuyển sinh đào tạo, phát triển quy mô và nguồn thu.

Kiến thức về quản lý tài chính tại đơn vị còn hạn chế, hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc chƣa đồng bộ.

- Trên cơ sở xem xét nguyên nhân và định hƣớng phát triển của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng trong những năm tới, luận văn đã đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị, trong đó vấn đề mang đậm

tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn cao là đề xuất các giải pháp tài chính cần thiết để hƣớng các đơn vị này từng bƣớc nâng cao hơn tính tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi.

Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn đƣa ra các kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về những bất cập trong cơ chế quản lý tài chính ở các ĐVSN hiện nay với mong muốn sớm đƣợc Nhà nƣớc tháo gỡ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đầy đủ cho hoạt động của các ĐVSN.

Với lƣợng thời gian nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi còn khiếm khuyết. Tác giả luận văn hy vọng sẽ nhận đƣợc nhiều ý kiến góp ý để hoàn thiện công trình nghiên cứu về sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm

2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 81/2002/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm

2002 hướng dẫn kiểm soát chi đối với cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị thực hiện chế độ tài chính áp dựng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm

2003 hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.

4. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13 tháng 1 năm

2004 hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện luật ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính.

5. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính - Sự nghiệp.

6. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 9. 7. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 10. 8. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 11.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30

tháng 3 năm 2006 về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Giáo trình Tài chính học (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. Joseph E.Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.

16. Luật ngân sách Nhà nước (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội.

17. Luật Viên chức (2010), NXB Chính trị, Hà Nội 18. Luật giáo dục (2005). Luật số 38/2005/QH 11

19. Quản lý tài chính công - Lý luận và thực tiễn (2003), Học viện Hành

chính quốc gia.

20. Quản lý tài chính công (2003), Nxb Lao động.

21. Phạm Chí Thanh (2011), Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực

sự nghiệp công ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011.

22. Nguyễn Trần Huy Tuấn (2004), Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh

tế Thành phố Hồ Chí Minh

23. Trần Thị Kim Thúy (2010), Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính.

24. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Hải Dƣơng (2011), Báo cáo quyết

toán tài chính năm 2011.

25. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Hải Dƣơng (2012), Báo cáo quyết

toán tài chính năm 2012.

26. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Hải Dƣơng (2013), Báo cáo quyết

toán tài chính năm 2013.

27. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Hải Dƣơng (2013), Báo cáo tài sản năm 2013.

28. Thủ tƣớng Chính phủ (2004), Chương trình đổi mới quản lý tài chính đối

với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005” ban hành kèm theo Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15.1.2004.

29. Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2010-2020.

30. Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương (2013) Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương;

31. Viện khoa học Tài chính, Đổi mới quản lý chi tiêu công cộng ở Việt nam. 32. www.caicachhanhchinh.gov.vn

33. www.mof.gov.vn 34. www.haiduong.gov.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 1

M1. PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ BẢN CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)