5. Kết cấu của luận văn
1.3. Thực tiễn quản lý tài chính của một số Trung tâm GDTX và bài học
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương
1.3.1. Thực tiễn quản lý tài chính của một số Trung tâm giáo dục thường xuyên ở nước ta
1.3.1.1. Thực tiễn quản lý tài chính của Trung tâm GDTX tỉnh Bắc Kạn
- Trung tâm GDTX tỉnh Bắc Kạn trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn với tổng số biên chế đƣợc giao là 19; với một Ban Giám đốc và 3 phòng chuyên môn.
- Nhiệm vụ của Trung tâm:
+ Tổ chức thực hiện các chƣơng trình Giáo dục và đào tạo nhƣ: Chƣơng trình GDTX cấp THPT theo hình thức tập Trung và THCHD
+ Chƣơng trình liên kết đào tạo
+ Chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn: - Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị
Đơn vị đƣợc giao thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động theo NĐ 43/2006/NĐ -CP ngày 25/4/2006 từ năm 2006 đến nay. Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đơn vị luôn đảm bảo đƣợc kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, ổn định thu nhập về lƣơng và các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc cho CB, GV, NV.
Nguồn thu của đơn vị cũng bao gồm hai nguồn: nguồn Ngân Sách NN cấp và Nguồn thu sự nghiệp. Trung tâm đã xây dựng quy chế chi tiêu bộ để thực hiện các quy định, định mức chi tiêu.
+ Đối với nguồn Ngân sách NN cấp: Thực hiện lập dự toán thu chi theo các định mức thu chi theo quy định.
+ Nguồn thu sự nghiệp: Trung tâm đã chủ động xây dựng nội dung, định mức thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp chi và có tích lũy. Việc xây dựng cụ thể chi tiết cho tƣng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra đƣợc sự công bằng cho ngƣời lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ,
tránh bình quân cào bằng, ai làm nhiều hƣởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao đƣợc hƣởng cao.
+ Đơn vị đã xây dựng đƣợc quy chế thƣởng phạt trong việc sử dụng tiết kiệm chi phí, đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn tốt đúng chuyên môn, có quy định cơ chế chi chi cho ngƣời lao động rõ ràng, công khai minh bạch.
1.3.1.2. Thực tiễn quản lý tài chính của của Trung tâm GDTX tỉnh Bắc Ninh
- Trung tâm GDTX tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh với tổng số biên chế đƣợc giao là 36; với một Ban Giám đốc , 2 phòng chuyên môn và một tổ GDTX.
- Nhiệm vụ của Trung tâm:
+ Tổ chức thực hiện các chƣơng trình Giáo dục và đào tạo nhƣ: Chƣơng trình GDTX cấp THPT.
+ Chƣơng trình liên kết đào tạo.
+ Chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn: - Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị.
Đơn vị đƣợc giao thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động theo NĐ 43/2006/NĐ -CP ngày 25/4/2006 từ năm 2006 đến nay. Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đơn vị luôn đảm bảo đƣợc kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, ổn định thu nhập về lƣơng và các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc cho CB, GV, NV.
Nguồn thu của đơn vị cũng bao gồm hai nguồn: nguồn Ngân Sách NN cấp và Nguồn thu sự nghiệp. Trung tâm đã xây dựng quy chế chi tiêu bộ để thực hiện các quy định, định mức chi tiêu.
+ Đối với nguồn Ngân sách NN cấp kinh phí thƣc hiện không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định.
+ Nguồn thu sự nghiệp: Trung tâm đã chủ động xây dựng nội dung, định mức thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp chi và có tích lũy. Việc xây dựng cụ thể chi tiết cho tƣng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra đƣợc sự công
bằng cho ngƣời lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân cào bằng, ai làm nhiều hƣởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao đƣợc hƣởng cao.
+ Đơn vị đã xây dựng đƣợc các mức khoán nhƣ tiền VPP, cƣớc điện thoại, xăng xe... đã tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí. Xây dựng đƣợc định hƣớng phát triển Trung tâm hƣớng tới tự chủ hoàn toàn kinh phí. Xây dựng đƣợc hệ thống, bộ máy kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
1.3.1.3. Thực tiễn quản lý tài chính của của Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
- Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa với tổng số biên chế đƣợc giao là 44 ; với một Ban Giám đốc, 4phòng chuyên môn
- Nhiệm vụ của Trung tâm:
+ Đào tạo bồi dƣỡng cấp chứng chỉ cho Cán bộ Quản lý giáo dục các bậc học Mầm Non và Phổ thông.
+ Liên kết các trƣờng Đại học, các học viện đào tạo nhân lực có trình độ Đại học và Sau đại học.
+ Đào tạo bồi dƣỡng cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.
+ Bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên Trung học phổ thông và Trung tâm GTX.
- Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị
Đơn vị đƣợc giao thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động theo NĐ 43/2006/NĐ -CP ngày 25/4/2006 từ năm 2006 đến nay.
Nguồn thu của đơn vị cũng bao gồm hai nguồn: nguồn Ngân Sách NN cấp và Nguồn thu sự nghiệp.
+ Đối với nguồn Ngân sách NN cấp kinh phí thƣc hiện không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định đã thƣc hiện tốt các khâu (từ khâu lập kế hoạch đến khâu quyết toán).
+ Nguồn thu sự nghiệp: Đơn vị đã huy động tối đa các nguồn thu, hạch toán rất chi tiết, các khoản thu đƣợc theo dõi rất chặt chẽ từ khâu lên kế hoạch nguồn thực hiện thu chủ yếu là tổ tài vụ.
+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó nêu rõ quy định về thu chi tài chính, kế hoạch và cách thức kiểm tra giám sát nội bộ. Quy định về chi tăng thu nhập rất rõ ràng theo phƣơng châm ngƣời làm nhiều thì hƣởng nhiều không có tính cào bằng đã tạo đƣợc sự nhiệt tình tin cậy cua ngƣời lao động. Trong nhiều năm qua đơn vị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và nguồn thu đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có các hình thức thƣởng phạt nghiêm minh đã tạo cho Cán bộ, Giáo viên, nhân viên trong đơn vị có ý thức góp phần tiết kiệm nguồn kinh phí cho đơn vị.
1.3.1.4. Thực tiễn quản lý tài chính của của Trung tâm GDTX tỉnh Tiền Giang
- Trung tâm GDTX tỉnh Tiền Giang trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang với tổng số biên chế đƣợc giao là 12 ; với một Ban Giám đốc, 2 phòng chuyên môn
- Nhiệm vụ của Trung tâm:
+ Tổ chức thực hiện Chƣơng trình bồi dƣỡng Ngoại ngữ - Tin học ứng dụng trình độ A, B, C và nâng cao cho cán bộ công chức theo kế hoạch của tỉnh và nhu cầu của xã hội;
+ Mở các lớp chuyên đề với các chƣơng trình giáo dục đáp ứng theo nhu cầu của ngƣời học;
+ Liên kết các trƣờng Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong nƣớc mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng theo nhu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ coogn chức của tỉnh và nhu cầu của xã hội để nâng cao chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ theo nhiệm vụ của Trung tâm
- Thực trạng quản lý tài chính tại đơn vị
Đơn vị đƣợc giao thực hiện tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động theo NĐ 43/2006/NĐ -CP ngày 25/4/2006 của chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiệm vụ, tổ chức bộ má, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trung tâm GDTX tỉnh Tiền Giang đƣợc giao tự đảm bảo.
Nguồn thu của đơn vị cũng bao gồm hai nguồn: nguồn Ngân Sách NN cấp và Nguồn thu sự nghiệp.
+ Đối với nguồn Ngân sách NN cấp kinh phí thƣc hiện không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung và định mức quy định đã thƣc hiện tốt các khâu (từ khâu lập kế hoạch đến khâu quyết toán).
+ Nguồn thu sự nghiệp: Đơn vị đã huy động tối đa các nguồn thu, hạch toán rất chi tiết, các khoản thu đƣợc theo dõi rất chặt chẽ từ khâu lên kế hoạch nguồn thực hiện thu chủ yếu là tổ tài vụ.
+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó nêu rõ quy định về thu chi tài chính, kế hoạch và cách thức kiểm tra giám sát nội bộ. Quy định về chi tăng thu nhập rất rõ ràng theo phƣơng châm ngƣời làm nhiều thì hƣởng nhiều không có tính cào bằng đã tạo đƣợc sự nhiệt tình tin cậy cua ngƣời lao động. Trong nhiều năm qua đơn vị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và nguồn thu đã tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có các hình thức thƣởng phạt nghiêm minh đã tạo cho Cán bộ, Giáo viên, nhân viên trong đơn vị có ý thức góp phần tiết kiệm nguồn kinh phí cho đơn vị.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý cho Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương Hải Dương
Thứ nhất, Phải chủ động xây dựng mức thu, nội dung và định mức chi
dựa trên khung quy định của Nhà nƣớc và các đƣợc mức đó đƣợc thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Thứ hai, Các quyền lợi của ngƣời lao động đƣợc thực hiện công bằng,
ngƣời nào làm nhiề thì hƣởng nhiều, hiệu quả cao thì hƣởng cao...tạo sự công bằng, đoàn kết trong tập thể và khuyến khích ngƣời lao động năng động, tìm kiếm nguồn thu cho ngƣời lao động.
Thứ ba, Cần phải ban hành các quy định, văn bản đồng bộ với công tác
quản lý tài chính: nhƣ quy định về việc sử dụng các mức khoán, sử dụng tài sản, quy định thƣởng phạt về việc sử dụng chi phí và nguồn thu...
Thứ tư, Đổi mới phƣơng thức hoạt động, tiết kiệm chi để nâng cao thu
nhập cho ngƣời lao động
Thứ năm, Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán để làm
tốt công tác tham mƣu và làm hiểu rõ các nội dung về công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng quy định.
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về quản lý tài chính, cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp. Về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cũng đã có một số công trình tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên chƣa có một đề tài hay luận văn nào trực diện bàn về quản lý tài chính của Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Hải Dƣơng.
- PTS. Trần Thu Hà (1997): “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp có thu”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 1997
Đề tài này là một công trình khoa học nghiên cứu tƣơng đối tổng quát về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, đã giải quyết đƣợc các vấn đề nhƣ:
+ Làm rõ đƣợc vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự tồn tại khách quan của các hoạt động sự nghiệp.
+ Tổng kết đánh giá tƣơng đối toàn diện về thực trạng hoạt động sự nghiệp và tình hình quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng (giai đoạn 1991-1995). Đã đánh giá đƣợc những vƣớng mắc, hạn chế trong chính sách nhƣ: về quản lý phí, lệ phí, cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp chƣa thống nhất, chƣa phù hợp với các loại hình hoạt động sự nghiệp,…
+ Đã đƣa ra đƣợc một số quan điểm, định hƣớng và kiến nghị chín giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu cho giai đoạn 1999-2005. Trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất này, Bộ Tài chính đã tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu và tiếp sau là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức bộ máy đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp công.
Tuy nhiên đề tài này còn có hạn chế nhƣ: Các đề xuất chủ yếu mới giải quyết đƣợc vấn đề cơ chế quản lý; chính sách quản lý chi NSNN vẫn còn mang nặng tính bao cấp, chƣa làm rõ đƣợc chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công; chính sách thuế, chính sách khuyến khích phát triển sự nghiệp công, chính sách về quản lý vốn, tài sản công,… chƣa phù hợp với cơ chế thị trƣờng.
- Phạm Chí Thanh (2011), “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam”. Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân năm 2011.
Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu, làm rõ bản chất kinh tế, vai trò, địa vị của các đơn vị sự nghiệp công trong nền kinh tế; những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Làm rõ sự cần thiết và kiến nghị những giải pháp nhằm đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công trong điều kiện chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
Tuy vậy, những đề xuất của Luận án chƣa đi sâu đánh giá về định lƣợng, do vậy trong hoạt động thực tiễn cần lƣợng hóa các tác động của chính sách để có những đánh giá phù hợp.
- Trần Thị Kim Thúy (2010), “Hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình đơn vị tự chủ tài chính”. Luận văn thạc sỹ, Học viện tài chín năm 2010
Đề tài đã làm rõ thực trạng công tác kế toán theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tại trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, từ đó tác giả đƣa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình công tác kế toán tại trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, làm căn cứ đƣa đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại trƣờng Đại học Ngoại thƣơng theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính.
Tuy nhiên, Những đề xuất của tác luận văn chƣa đi sâu vào công tác quản lý tiết kiệm chi phí.
- Nguyễn Trần Huy Tuấn (2004), “Hoàn thiện chế độ tài chính áp dụng
chi các đơn vị sự nghiệp có thu”. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế
TP Hồ Chí Minh nam 2004.
Trong đề tài tác giả đã nghiên cứu về những kết quả ban đầu của việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP và chế độ quản lý tài chính hiện nay của các đơn vị sự nghiệp có thu, những ƣu điểm của nó, đồng thời đề ra các giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ - CP và tiếp tục hoàn thiện chế độ quản lý tài chính nhằm khuyến khích hoạt động sự nghiệp và khai thác các nguồn thu.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá đƣợc thực trạng quản lý tài chính tại cơ sở đào tạo công, trƣờng hợp Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo tài chính có sẵn từ năm 2011 đến năm 2013 tại Trung tâm GDTX tỉnh Hải Dƣơng và tự điều tra, kết hợp với so sánh, hệ thống hóa, mô hình hóa nhằm rút ra các kết luận và đề xuất cần thiết.
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX có đặc điểm gì? Nội
dung quản lý tài chính tại Trung tâm GDTX bao gồm những gì?