Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá độc tính của 3-monocloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên gan, máu và thần kinh của chuột nhắt (FULL TEXT) (Trang 52 - 53)

Phương pháp nghiên cứu độc tính của 3-MCPD trên chuột nhắt được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

a) Chọn chuột thử nghiệm đạt yêu cầu nghiên cứu như mô tả trong phần đối tượng nghiên cứu.

b) Cho chuột phơi nhiễm 3-MCPD:

 Khảo sát lượng nước uống trung bình hàng ngày của chuột thử nghiệm, chất 3-MCPD (98% tinh khiết) được tính toán và pha với liều thích hợp vào nước uống hàng ngày của các lô thử nghiệm.

 Các lô thử nghiệm bao gồm lô chứng (chỉ uống nước) và các lô cho uống 3- MCPD hàng ngày với liều khác nhau. Chuột được nuôi thành từng nhóm 5 con / lồng (kích thước lồng là 15 x 26 x 36 cm - cao x rộng x dài), được cung cấp thức ăn và kiểm tra nước uống đầy đủ và đúng liều mỗi ngày, mỗi tuần. Phòng nuôi thú riêng biệt có diện tích 15 m2 (3m x 5m), có hệ thống thông gió và chiếu sáng 12/24 giờ. Số lượng chuột cho từng lô được tính toán đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và thống kê theo công thức:

E = tổng số lượng chuột trong các lô – tổng số lô Điều kiện chấp nhận: 10 < E < 20 [19]

 Liều 3-MCPD cho chuột phơi nhiễm được chọn dựa trên cơ sở tham khảo liều gây độc thấp nhất của 3-MCPD (1,1 mg/kg) [97] cũng như liều gây độc tính trên các cơ quan khác nhau của 3-MCPD từ các nghiên cứu đã công bố. Trên cơ sở đó, liều thử nghiệm trong nghiên cứu này được chọn theo các cấp liều tăng dần từ liều thấp nhất để có thể đánh giá được tác động có thể có của 3-MCPD và tác động (nếu có) có đáp ứng theo liều hay không.

 Thời gian phơi nhiễm thử nghiệm được lựa chọn cũng dựa trên tham khảo các công trình đã công bố, cùng với mục tiêu đánh giá đúng cấp độ gây độc của 3-MCPD (cấp tính, bán cấp tính, mạn tính) trên từng cơ quan khảo sát là gan, máu và thần kinh.

41

c) Sau khi đạt thời gian phơi nhiễm mong muốn, chuột thử nghiệm được lấy máu để đánh giá độc tính của 3-MCPD trên huyết học (công thức máu, hình thái tế bào, thời gian đông cầm máu), và trên nhiễm sắc thể (thử nghiệm vi nhân) hoặc lấy cơ quan (gan, não) để đánh giá độc tính của 3-MCPD trên gan và thần kinh. d) Tiêu chí loại bỏ chuột: chuột trong hoặc sau thời gian phơi nhiễm sẽ không được

chọn lấy mẫu nếu chết hay xuất hiện ghẻ lở, hoặc bị tiêu chảy…ảnh hưởng đến sức khỏe. Các mẫu lấy từ chuột không đạt yêu cầu như: mẫu máu đông, hay mẫu mô không cho hình ảnh rõ cũng không được đưa vào kết quả nghiên cứu.

e) Các số liệu thu được từ các lô thử nghiệm được thống kê và trình bày dưới dạng giá trị trung bình  SEM (standard error of mean: sai số chuẩn của giá trị trung bình) cũng như biểu diễn bằng các loại biểu đồ. Phần mềm sử dụng để thống kê là MS-Excel 2003. Sự khác nhau được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,001 (độ tin cậy là 99,9%), p < 0,01 (độ tin cậy là 99%) hay p < 0,05 (độ tin cậy là 95%) được thực hiện qua phép kiểm t-Student (nếu dữ liệu có phân phối chuẩn) hoặc phép kiểm Mann-Whitney (nếu dữ liệu không có phân phối chuẩn) và phép kiểm 2 (chi bình phương) [85].

Một phần của tài liệu Đánh giá độc tính của 3-monocloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên gan, máu và thần kinh của chuột nhắt (FULL TEXT) (Trang 52 - 53)