Bảng 3.4: Bảng quan sát tần suất giao tiếp của L. P
STT Đặc điểm giao tiếp Số lần/giờ, số
từ/giờ Môi trƣờng quan sát
1 Phạm vi giao tiếp
Thể hiện nhu cầu của bản thân
với nhà trị liệu 5-6 lần/giờ Tại giờ can thiệp Thể hiện nhu cầu của bản thân
với bố mẹ, ông bà. 8 lần/giờ Tại gia đình Thể hiện nhu cầu của bản thân
với ngƣời khác
1-2 lần/giờ Tại môi trƣờng xã hội 2 Ngôn ngữ và hình thức giao tiếp
Sử dụng lời nói khi giao tiếp Thƣờng xuyên
Tại giờ trị liệu và trong sinh hoạt hàng ngày Sử dụng hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ Thƣờng xuyên Nhại lời ngƣời khác 0 lần/giờ Hiểu và đặt câu hỏi: Nhƣ thế
nào? Tại sao?
0 lần/giờ Duy trì cuộc đối thoại với
ngƣời khác trong 5 phút 1 lần/giờ Sắp xếp logic một bức tranh và tạo ra một cốt truyện 0 lần/giờ 3 Kỹ năng xã hội Duy trì sự chú ý và tập trung khi chơi với bảng hình, tuân theo luật lệ
0-1 lần/giờ
Tại giờ trị liệu và trong sinh hoạt hàng ngày Có mối quan hệ tốt với những
trẻ khác, tiến đến làm quen với 1 trẻ mới
0 lần/giờ
Tham gia trò chơi đóng vai 1-2 lần/giờ Kể chuyện cho trẻ khác cùng
nghe
0 lần/giờ Khả năng bắt chƣớc 4-5 lần/giờ
72 4
Nhận thức
Phân loại đồ vật, những thuộc tính đồ vật theo từng nhóm nghề phổ thông
Tại giờ trị liệu và trong sinh hoạt hàng ngày Phân biệt đƣợc hôm qua –
hôm nay – ngày mai
Nhận biết đƣợc phía phải, phía
phải của ngƣời khác
Kiểm soát đƣợc cảm xúc của
bản thân
Nhận biết đƣợc hành động đã
xảy ra và hành động hiện tại
Trên cơ sở quan sát tần suất giao tiếp của trẻ chậm nói L.P, chúng tôi nhận thấy:
Về phạm vi giao tiếp: Trẻ tỏ ra e dè, ngại tiếp xúc khi đến môi trƣờng lạ: quấn lấy ngƣời thân, nấp sau lƣng thân, cúi mặt xuống, từ chối phản hồi các câu hỏi của ngƣời lớn...
Về ngôn ngữ và hình thức giao tiếp: Trẻ chƣa phản hồi bằng lời nói phù hợp
với hoàn cảnh, với ngƣời ít quen thuộc: không hiểu để phản hồi những câu hỏi “tại sao? Nhƣ thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra?”, hoặc khi hiểu trẻ phản hồi bằng các cụm từ ngắn gọn. Trong cách sử dụng ngôn ngữ, trẻ nói trống không ở hầu hết các tình huống và hoàn cảnh giao tiếp. Trong các cuộc đối thoại, trẻ nhận thông tin một chiều từ ngƣời khác tác động vào. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc kể lại cho ngƣời lớn nghe những hành động vừa xảy ra trong ngày, hoặc kể lại một chuỗi các hành động nối tiếp nhau (có thể không cần đúng cấu trúc ngữ pháp câu).
Về mức độ giao tiếp: Ở trẻ, mức độ giao tiếp phi biểu tƣợng và biểu tƣợng của
trẻ đều đạt. Trong đó, khả năng thể hiện giao tiếp biểu tƣợng của trẻ cũng chỉ thể hiện trong môi trƣờng giao tiếp quen thuộc, với những đối tƣợng gắn bó với trẻ lâu dài.
Về phương tiện giao tiếp: Ở trẻ sử dụng đầy đủ các phƣơng tiện giao tiếp chính nhƣ bằng: mắt, tai và xúc giác... Nhƣng do trẻ tập trung quá nhiều vào ipad, ti vi... nên các phƣơng tiện giao tiếp trên có xu hƣớng chỉ tập trung vào những đối tƣợng đồ vật, giao tiếp mắt – mắt của trẻ có xu hƣớng giảm nhiều.
Về kỹ năng xã hội: Trẻ rất hạn chế trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt
73
quan hệ bắt đầu từ đâu, sử dụng từ ngữ nhƣ thế nào. Thay vào đó, trẻ chỉ biết ngồi nhìn các bạn chơi mặc dù bản thân trẻ cũng rất muốn tham gia vào hoạt động của nhóm. Việc chơi theo thứ lƣợt cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với các bạn, vì trẻ chƣa hiểu luật chơi, chƣa biết cách chờ đợi: trả lời thay bạn, đi lƣợt của bạn... và khi vi phạm luật chơi các trẻ khác thƣờng có phản hồi tiêu cực (bạn không biết chơi, con không chơi với bạn ấy nữa, chúng mình chơi trò khác đi, không rủ trẻ tham gia cùng trò chơi trong nhóm...). Chính vì vậy, trẻ càng tỏ ra rụt rè, ngại giao tiếp hơn. Phần lớn trẻ chỉ chơi với những bạn đã quen biết từ lâu, hoặc với đối tƣợng nhỏ tuổi hơn với những yêu cầu, luật lệ đơn giản...
+ Trẻ khó khăn khi duy trì sự chú ý và tập trung khi chơi hay khó khăn khi phải tập trung vào một hoạt động nào đó: ngồi tô màu nhƣng chỉ vài giây sau lại chuyển chỗ, chạy ra tìm hoạt động khác (nhảy, nghịch tay, nghịch chân...), tìm cách nói chuyện, chuyển chủ đề tô màu, lấy lý do để ngừng tô màu. Khi tham gia trò chơi, trẻ chơi tốt hơn với các vận động mạnh hơn là các hoạt động tĩnh cần sự tập trung chú ý từ 5 đến 10 phút.
+ Trẻ có thể bắt chƣớc đƣợc các động tác giả vờ nhƣ: uống nƣớc, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo. Nhƣng với trò chơi tƣởng tƣởng ở mức độ cao hơn trẻ lại chƣa thực hiện đƣợc: không đảm nhận đƣợc vai khác nhau trong trò chơi đóng vai (bệnh viện, cửa hàng, quán café, bà tiên...) ứng biến với đồ vật khác nhau.
+ Trẻ chƣa biết sử dụng và lấp ý tƣởng của trẻ khác hay ngƣời lớn vào trò chơi một cách sáng tạo và hƣ cấu. Không thiết lập đƣợc mối quan hệ với bạn mới và sẵn sàng chơi với họ, chƣa biết giúp đỡ trẻ khác.
+ Trẻ chƣa biết chọn sách, nhìn tranh, thử đọc cho mình hay cho trẻ khác cùng nghe, trẻ lảng tránh và từ chối các nội dung này, hoặc trẻ chỉ ngồi lắng nghe ngƣời khác đọc trong một thời gian ngắn (từ 3 đến 4 phút) và trẻ cũng chƣa trả lời đƣợc hành động vừa xảy ra trong truyện.
+ Trẻ cũng chƣa thể nói chuyện gì sẽ, có thể xảy ra tiếp theo: thói quen, câu chuyện. Trẻ không có sự đóng góp để triển khai kế hoạch hoạt động và sự kiện do bản thân trẻ cũng chƣa nhận thức đƣợc. Ngoài ra, trẻ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi nhƣ: Tại sao? Bởi vì?
74
Nếu... sau đó... để giải quyết vấn đề. Trong giao tiếp, trẻ có thể hỏi đƣợc những câu hỏi đơn giản nhƣ: Ai đây? Đâu rồi? Cái gì đây?... Nhƣng trong vốn ngôn ngữ của mình, trẻ chƣa thu nhận đƣợc những câu hỏi này, bản thân trẻ cũng khó khăn để hiểu câu hỏi này nên đặt ở tình huống nào... Khả năng nhận thức của trẻ ở những tình huống yêu cầu phải tƣ duy logic gặp nhiều khó khăn. Chính từ các yếu tố cho thấy trẻ chậm hơn so với lứa tuổi khoảng từ 5 đến 9 tháng tuổi.
3.5 Khái quát các đặc điểm giao tiếp của 4 trẻ chậm nói đƣợc nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu bốn trƣờng hợp điển hình về chậm nói (không mắc những rối nhiều tâm lý khác nhƣ: tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi – cảm xúc...), một số đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói đƣợc cụ thể hóa trong những đặc điểm sau:
Về tần suất giao tiếp: Đƣợc thể hiện đặc trƣng bằng sự xuất hiện các từ trong
quá trình giao tiếp với các đối tƣợng bên ngoài... Trong bốn trẻ chậm nói thì có tới 3 trẻ có vốn từ sử dụng trong giao tiếp của trẻ nghèo nàn, Sau đây là bảng thống kê số từ vựng trẻ thƣờng xuyên sử dụng trong quá trình giao tiếp:
Bảng 3.5: Bảng thống kê số lượng từ vựng trẻ dùng trong giao tiếp
STT Tên trẻ Số từ Tổng số
từ
1 T.K Mẹ về, bố về, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 12 2 M.N Bố Tú ơi, mẹ Minh, dì Thúy, đi học, đi về, con
muốn ăn bánh, muộn rồi, ngủ thôi, đi tè, ăn cơm/cháo, đau đầu quá, cất điện thoại, lớp cô My/Phƣơng đón, bạn Anh Đức không nói chuyện, Diễm dạy, xếp hình, mƣợn tý, kẹo mút, chào, chí chách, kéo cƣa, áo, nặng.
55
3 H.A Bố Hải, mẹ Loan, ông Minh, bà nội ơi, đi chơi, chuột bông đi du lịch, chuột bông đi nghỉ mát, chuột bông là ông già tuyết, ngắm trăng,
75
Pororo, bạn khóc, bạn cƣời, mặt cƣời, xem ti vi, cô ơi chí chách, tập thể dục, mất rồi, ăn khoai tây, ô tô, đất nặn, thổi cơm, rửa tay, vẽ tranh, tô màu, đi tắm
4 L. P Trẻ đạt đƣợc vốn từ vựng khá tƣơng ứng với lứa tuổi (4 – 5 tuổi). Tuy nhiên, ở môi trƣờng không quen thuộc, trẻ không bộc lộ nhiều và hạn chế sử dụng ngôn ngữ.
Thông qua bảng thống kê, cho ta thấy: tuổi càng lớn thì vốn từ cũng tăng lên, nhƣng mức độ tăng chậm, không đồng đều và chƣa tƣơng ứng với lứa tuổi. Trong cả bốn trƣờng hợp nghiên cứu đều chỉ ra rằng, vốn từ sử dụng trong giao tiếp của trẻ nằm trong khoảng 12 đến 60 từ trong 4 năm đầu đời. Cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ nói đƣợc ít và nói đƣợc nhiều hơn đều gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp: sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp câu (khuyết chủ ngữ, đảo lộn cấu trúc ngữ pháp...), kém khả năng để phát triển câu dài, ngôn ngữ hiểu nhiều hơn ngôn ngữ thể hiện. Đây cũng kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy rằng: ở những trẻ này việc thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân bằng hành vi, cử chỉ không lời tăng đáng kể so với tần số sử dụng ngôn ngữ bằng lời.
Về hình thức giao tiếp: Tất cả đối tƣợng trẻ đƣợc nghiên cứu đều thiên về việc sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn từ, cụ thể: chúng sử dụng hành vi cử chỉ thay cho lời nói mỗi khi xuất hiện một nhu cầu hay mong muốn nào của bản thân. Hoặc với yêu cầu của ngƣời khác, trẻ sẽ dùng hành động để phản hồi lại nếu ngƣời lớn không kích thích nhiều lần để trẻ thể hiện bằng lời nói. Trẻ thụ động trong quá trình giao tiếp, tƣơng tác xã hội với cả các bạn cùng lứa tuổi và không cùng lứa tuổi. Trẻ gặp khó khăn trong việc khởi xƣớng các hoạt động, trong các cuộc trò chuyện yêu cầu đối thoại. Đặc biệt, trẻ chƣa đƣa ra đƣợc lựa chọn cho mình, chƣa nói đƣợc câu phủ định khi bản thân không có nhu cầu “con không muốn/con không thích”, thay vào đó trẻ thƣờng ra dấu hiệu: nhại lại lời ngƣời khác khi thể hiện ý muốn đó; lắc đầu khi không muốn... Các hành vi này kéo dài cho đến khi trẻ đạt 3 đến 4 tuổi.
76
Trẻ đƣợc giao tiếp theo kênh một chiều với tần suất khá nhiều trong ngày: xem ti vi, ipad ở hầu hết thời gian trẻ ở nhà, trung bình trẻ xem từ 3 đến 4 giờ/ngày.
Trẻ chậm nói đều gặp khó khăn trong giao tiếp và tƣơng tác xã hội. Tuy nhiên: tần suất, mức độ giao tiếp và cách thức giao tiếp của mỗi trẻ là khác nhau, mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt và cách thức biểu hiện các đặc điểm giao tiếp cũng mang bản sắc đặc trƣng của từng trẻ.
Về mức độ giao tiếp: Ở mức độ giao tiếp phi biểu tƣợng, trẻ chậm nói đều có
thể đạt đƣợc và thể hiện đƣợc ở các môi trƣờng giao tiếp khác nhau. Lên đến mức độ giao tiếp biểu tƣợng, ở mỗi trẻ lại một cách thể hiện riêng, nhƣng nhìn chung còn nghèo nàn và đơn điệu: có trẻ chỉ thể hiện đƣợc mức độ giao tiếp của mình trong một vài hành động quen thuộc, có trẻ lại chỉ thể hiện đƣợc trong những hoàn cảnh và môi trƣờng vốn đã quá thân quen với đối tƣợng là những ngƣời chăm sóc chính của trẻ.
Về phương tiện giao tiếp: Trẻ có đầy đủ các phƣơng tiện để thực hiện cho
quá trình giao tiếp của mình. Tuy nhiên, nếu ở những đối tƣợng trẻ bình thƣờng, chúng sử dụng đồng đều và phát huy tối đa những phƣơng tiện trên trong mọi hoàn cảnh giao tiếp... thì ở những đối tƣợng chậm nói, giao tiếp của trẻ chỉ giới hạn trong việc sử dụng một hoặc hai loại phƣơng tiện nào đấy. Hơn nữa, các phƣơng tiện giao tiếp này chỉ sử dụng khi có sự kích thích từ những đối tƣợng bên ngoài. Điều này cho thấy sự nghèo nàn về phƣơng tiện giao tiếp. Đây cũng là lý do mà không ít ngƣời nhầm lẫn trẻ chậm nói với trẻ mắc hội chứng tự kỷ hay bị điếc. Trên thực tế, khi giado tiếp trẻ không đáp lại âm thanh của ngƣời khác do trẻ không quan tâm hoặc không có nhu cầu, chứ không phải do trẻ không nghe thấy...
Thông qua những kết quả thu thập thông tin hồ sơ tâm lý của các nghiên cứu trƣờng hợp, những thống kê và quan sát về đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói cho thấy rằng: đặc điểm giao tiếp của trẻ chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố sau:
Trong những năm đầu đời, từ 1,5 tuổi đến 5 tuổi, cả 4 trẻ đƣợc nghiên cứu đều thiếu hụt môi trƣờng đƣợc giao tiếp, đặc biệt là môi trƣờng gia đình. Ở môi trƣờng này, trẻ luôn đƣợc đáp ứng vô điều kiện với những mong muốn hợp lý và chƣa hợp lý của mình. Thậm chí khi trẻ chƣa có nhu cầu, gia đình đã đáp ứng rồi, vô hình chung đã tạo cho trẻ không có điều kiện đƣợc tiếp xúc với những tình huống mới và thể hiện cách thức giao tiếp của mình.
Ngoài ra, việc không thƣờng xuyên khuyến khích trẻ nói, trẻ tƣơng tác cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giao tiếp của trẻ. Một phần xuất phát từ phía
77
những ngƣời chăm sóc trẻ: do công việc bận rộn và thời gian không nhiều để có thể hƣớng dẫn, do chƣa có kỹ năng để hƣớng dẫn trẻ từng bƣớc một tham gia vào quá trình giao tiếp. Một phần lại xuất phát từ chính đứa trẻ: tính cách “thích làm theo ý mình” cùng với các khí chất đặc trƣng riêng vốn có ở bản thân đứa trẻ . Thêm vào nữa, các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chính lại chỉ tập trung chăm sóc về vấn đề sức khỏe và ăn uống, ngủ nghỉ là chính... mà quên đi mặt phát triển tâm lý, trí tuệ cũng cần đƣợc phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này.
Tiểu kết chƣơng 3
Thông qua nghiên cứu bốn trƣờng hợp, chúng tôi nhận thấy đặc điểm giao tiếp chính của trẻ chậm nói trong giai đoạn từ 1,5 tuổi đến 5 tuổi là: Cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp (sử dụng không đúng cấu trúc ngữ pháp câu (khuyết chủ ngữ, đảo lộn cấu trúc ngữ pháp...), kém khả năng để phát triển câu dài, ngôn ngữ hiểu nhiều hơn ngôn ngữ thể hiện, chƣa biết cách tạo dựng mối quan hệ bắt đầu từ đâu, sử dụng từ ngữ nhƣ thế nào. Trong khi đó, trẻ lại đƣợc đáp ứng vô điều kiện với mọi mong muốn của mình. Ngoài ra, trẻ đƣợc tiếp xúc rất ít với bên ngoài do cha mẹ lo ngại những vấn đề về sức khỏe, và những mặt xấu của xã hội hiện nay nhƣ bắt cóc, học theo thói hƣ tật xấu… có thể ảnh hƣởng đến trẻ. Thay vì cho trẻ đƣợc ra ngoài vui chơi với bạn bè, các mẹ để trẻ trong nhà với các đồ chơi và đặc biệt là ipad, tivi… Vì vậy sự giao tiếp một chiều cũng là đặc điểm nổi bật của những trẻ chậm nói.
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Về lý luận:
Giao tiếp ở trẻ chậm nói là sự tiếp xúc tâm lý hai chiểu giữa trẻ đƣợc xác định là chậm nói và cha mẹ/ngƣời chăm sóc và những ngƣời khác, qua đó các thông tin, các cảm xúc, các tri giác mà trẻ có về thế giới đƣợc tiếp nhận và trao đổi với cha mẹ/ngƣời chăm sóc và những ngƣời khác.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm giao tiếp của trẻ bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan nhƣ: sự thiếu hụt môi trƣờng giao tiếp trong những năm đầu đời, hạn chế trong quá trình tƣơng tác hai chiều, các yếu tố về thần kinh cũng là những tác động ảnh hƣởng không nhỏ đến các đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói...
Đặc điểm giao tiếp của trẻ đƣợc phản ánh qua: giao tiếp bằng cơ thể (dáng