Đặc điểm giao tiếp của H.A

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 64 - 67)

Bảng 3.1.Bảng quan sát tần suất giao tiếp của H.A

STT Đặc điểm giao tiếp Số lần/giờ,

số từ/giờ Môi trƣờng quan sát 1 Phạm vi giao tiếp

Thể hiện nhu cầu của bản thân với nhà trị liệu

3-5lần/giờ Tại giờ can thiệp Thể hiện nhu cầu của bản thân

với bố mẹ, ông bà.

8 lần/giờ Tại gia đình

Thể hiện nhu cầu của bản thân với ngƣời khác

0 lần/giờ Tại môi trƣờng xã hội 2 Ngôn ngữ và hình thức giao tiếp

Sử dụng lời nói khi giao tiếp 2-3 lần/giờ

Tại giờ trị liệu và trong sinh hoạt hàng ngày Sử dụng hành vi cử chỉ phi

ngôn ngữ

5-8 lần/giờ

Nhại lời ngƣời khác 5-8 lần/giờ Đặt câu hỏi 0 lần/giờ Đối thoại với ngƣời khác 1 lần/giờ Nói chuyện một mình khi chơi 0 lần/giờ

3 Kỹ năng xã

hội

Chia sẻ đồ chơi 0 lần/giờ

Tại giờ trị liệu và trong sinh hoạt hàng ngày Chờ đến lƣợt, luân phiên 0 lần/giờ

Tham gia trò chơi đóng vai 0 lần/giờ Thể hiện cảm xúc vui-buồn 3-5 lần/giờ Khả năng bắt chƣớc 4-5 lần/giờ

có Không

Hiểu khoảng 15 động từ đơn giản

58 4 Nhận

thức

Hiểu 2-3 giới từ đơn giản  Tại giờ trị liệu

và trong sinh hoạt hàng ngày Hiểu 3-5 tính từ đơn giản 

Thực hiện đƣợc theo yêu cầu mà không cần hình ảnh hỗ trợ

Phân biệt đƣợc con gái-con trai 

Nhận biết đƣợc các bộ phận cơ thể

Đặt câu hỏi 

Nhận biết đƣợc hành động đã xảy ra và hành động hiện tại

Trên cơ sở quan sát tần suất giao tiếp của trẻ chậm nói H.A, chúng tôi nhận thấy:

Phạm vi giao tiếp của trẻ bị bó hẹp rất nhiều trong môi trƣờng quen thuộc và

trong môi trƣờng chỉ với ngƣời thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc. Ở môi trƣờng này, tần suất trẻ thể hiện nhu cầu của mình tối đa đến 5 lần/giờ. Ngƣợc lại với môi trƣờng lạ, tần suất giao tiếp này là 0 lần/giờ. Điều này cho thấy khả năng kém thích nghi và tính thụ động của trẻ với môi trƣờng không quen thuộc.

Về ngôn ngữ và hình thức giao tiếp: Trẻ sử dụng hành vi cử chỉ thay cho lời

nói ở hầu hết các tình huống giao tiếp. Quá trình quan sát cũng cho thấy có bao nhiêu số lần trẻ dùng hành vi cử chỉ thay cho lời nói cũng là bấy nhiêu lần trẻ nhại lại lời ngƣời khác. Vì về bản chất, trẻ chƣa có vốn từ vựng nên chƣa biết diễn đạt cho tình huống này, chứ không phải vì trẻ chống đối không chịu hợp tác. Ví dụ:

Trẻ: kéo tay mẹ đến cốc nƣớc Mẹ hỏi: con có uống nƣớc không? Trẻ trả lời: con có uống nƣớc không?

Mối quan hệ này cũng cho thấy, ở trẻ chậm nói H.A có đặc điểm giao tiếp là sử dụng các đại từ lẫn lộn. Trong khi ở các cuộc đối thoại, trẻ chỉ thể hiện đƣợc một vài cuộc đối thoại đơn giản, hay chỉ tập trung chú ý vào đồ chơi với những hành

59

động mô phỏng mà không xuất hiện kiểu nói chuyện một mình trong khi chơi. Ngoài ra, trong quá trình quan sát chi tiết, trẻ biểu hiện một số đặc điểm sau:

+ Trẻ ít nói, hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ khi muốn thể hiện nhu cầu, ý muốn của bản thân mình với ngƣời khác. Vốn từ của trẻ chƣa nhiều, trẻ chỉ thƣờng nói trong các tình huống quen thuộc đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, thƣờng trẻ chỉ nói đƣợc 3 - 4 từ/câu, trẻ nói những từ khóa (VD: mẹ H.…(chỉ tay vào bánh và nói) “ăn bánh” => mẹ Hƣơng ơi, cho con ăn bánh; cô Hạnh … Pororo => cô Hạnh ơi, cho con đọc truyện Pororo). Trẻ chƣa trả lời đƣợc câu hỏi “Ở đâu? Vì sao? Khi nào?”.

+ Trong giao tiếp, trẻ chƣa thể duy trì đƣợc cuộc hội thoại về một chủ đề nào đó. Thƣờng trẻ chỉ có thể giao tiếp đƣợc một chiều khi ngƣời lớn hỏi “Con tên là gì? Con mấy tuổi? Con bố mẹ gì?”.

Về mức độ giao tiếp: Ở trẻ, mới chỉ xuất hiện mức độ giao tiếp phi biểu tƣợng

và biểu tƣợng: trẻ có thể thể hiện đƣợc nét mặt, cảm xúc của mình phù hợp với hoàn cảnh; hoặc có thể hiểu đƣợc ý nghĩa của lời nói nhƣ: “mắt đâu?” – trẻ hiểu và chỉ vào bộ phận cơ thể là “mắt” của mình. Nhƣng mức độ giao tiếp thƣờng không đƣợc thể hiện nhiều trong quá trình giao tiếp do tính thụ động và vốn ngôn ngữ còn hạn chế của trẻ.

Về phương tiện giao tiếp: Trẻ sử dụng phƣơng tiện giao tiếp bằng xúc giác là nhiều với mục đích khám phá thế giới xung quanh. Các phƣơng tiện nhƣ giao tiếp mắt – mắt chỉ xuất hiện khi có nhu cầu.

Về kỹ năng xã hội, trẻ thụ động khá nhiều: không có số lần nào trẻ biết chia sẻ

đồ chơi với các bạn khác, không biết chờ lƣợt. Nhƣng mặt mạnh của trẻ là biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh. Trẻ biết chơi các trò chơi tƣơng tác mang tính giả định: chơi giả vờ khi cho tàu hỏa chạy vào gara, nấu ăn, xúc ăn và mời cơm. Trong các trò chơi mang tính giả định cấp cao hơn ở lứa tuổi này nhƣ : dùng những đồ vật hộp, bàn lớn để làm ô tô hay nhà… thì trẻ chƣa thực hiện đƣợc.

+ Trẻ chƣa biết tuân theo những quy định đơn giản khi tham gia vào hoạt động nhóm : chờ đợi khi đến lƣợt, nhận ra lƣợt chơi của bạn hay của mình, gọi tên bạn khi chơi… kể cả khi có sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn. Thay vào đó, trẻ đang dừng ở mức độ hiểu : cô yêu cầu trẻ ngồi yên trên ghế, cô gọi trẻ ra lấy

60

đồ vật mang về, gọi đƣợc tên bạn khi đƣợc sự trợ giúp của cô : hỏi “đến bạn gì ?” rồi cô chỉ tay về phía bạn đó.

+ Trẻ chƣa chủ động trong các tình huống giao tiếp: khi muốn đòi quyền lợi cá nhân (bị bạn lấy đồ chơi, không muốn cho bạn chơi cùng…), trẻ không chạy ra thƣa chuyện với ngƣời lớn mà chỉ ngồi khóc hoặc đẩy bạn ra, hoặc la hét rồi nhìn ngƣời khác cầu cứu. Trẻ cũng chƣa trả lời đƣợc câu hỏi “con làm sao ?” hay kể về chuyện vừa xảy ra.

Khả năng tập trung chú ý: Trẻ thƣờng giảm chú ý trong các hoạt động yêu

cầu sự tập trung chú ý nhƣ: tô màu, xâu chuỗi đồ vật... Hoặc khi trẻ đang học nhận biết đồ dùng, chức năng của đồ vật, trẻ có thể giảm chú ý rất nhanh để chuyển sang quan sát và tham gia các hoạt động khác (VD: đang học thẻ tranh, tập phát âm đƣợc 4 – 5 thẻ, trẻ nhanh chóng bị thu hút bởi bảng số, bảng chữ bên cạnh...)

Về nhận thức: Trẻ có thể hiểu đƣợc các động từ, tính từ, phân biệt đƣợc các

bộ phận cơ thể nhƣng chƣa phân biệt đƣợc các giới từ, chƣa biết đặt câu hỏi, hay không phân biệt đƣợc con gái – con trai. Những yêu cầu mà trẻ có thể thực hiện đƣợc phải cần hình ảnh hỗ trợ trực quan, nếu thiếu nó thì trẻ không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ. Chính sự hạn chế về nhận thức của trẻ cũng là một đặc điểm giao tiếp đặc trƣng của trẻ chậm nói. Hiện tại trẻ đƣợc 4 tuổi nhƣng các đặc điểm giao tiếp trên đây của trẻ cho thấy trẻ đang tƣơng ứng trong khoảng từ 2,5 đến 3 tuổi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)