Các nguyên nhân của chậm nói

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 30 - 33)

Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ, đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, nhƣ với lƣỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lƣỡi khiến trẻ khó nói... Trục trặc trong khả năng nghe cũng thƣờng có liên quan đến việc chậm nói. Đó là lý do vì sao trẻ nên đƣợc bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chƣớc và sử dụng ngôn ngữ [dẫn theo 3].

24

Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít đƣợc tiếp xúc, có ngôn ngữ thƣờng kém phát triển hơn. Hoặc những trẻ đẻ non, còi xƣơng, thể tạng yếu đuối, suy dinh dƣỡng... cũng thƣờng chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động khác (lẫy, bò, đi...).

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác có thể dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ, đó là sự thiếu hụt về giao tiếp phù hợp ở giai đoạn đầu đời. Chẳng hạn, xem ti vi không đƣợc xem là giao tiếp phù hợp vì đây là loại hình giao tiếp một chiều. Hoặc việc để cho trẻ vào một lâu đài đồ chơi mà không có ngƣời hƣớng dẫn chơi cùng cũng không đƣợc xem là giao tiếp phù hợp. Nhƣ vậy, cả hai trƣờng hợp trên đều không xây dựng đƣợc cấu trúc tình huống của từ cho trẻ. Suốt ngày nói lảm nhảm mà không có đối tƣợng, không quan sát thái độ xúc cảm của trẻ thì cũng đƣợc xem nhƣ là chƣa tạo đƣợc ra tình huống của từ.

Trẻ ít tham gia giao tiếp hai chiều sẽ không có đƣợc cấu trúc tình huống của từ. Ở độ tuổi dƣới 20 tháng, nếu trẻ chƣa nghe hiểu đƣợc những từ đơn giản thì đƣợc xem là chậm phát triển ngôn ngữ. Vƣợt quá 2 tuổi (điểm phát triển tới hạn của sự phát triển ngôn ngữ), trẻ sẽ lộ rõ dần những hành vi sai lệch do không nắm đƣợc từ và cấu trúc tình huống của từ. Nói khác đi, trẻ không hiểu đƣợc tình huống giao tiếp xã hội (trong thực tế, trẻ có một số những lo âu nhất định, và việc tƣơng tác với môi trƣờng xã hội lúc này chỉ là để giải tỏa những hạn chế của cảm giác thị giác, thính giác và xúc giác). Kết quả là trẻ không có cách chơi phù hợp với đối tƣợng. Hơn nữa, bản thân đứa trẻ chậm nói đã chứa đựng những yếu tố về thần kinh khác với những đứa trẻ khác; khi gặp phải môi trƣờng thuận lợi thì yếu tố thần kinh này đƣợc lộ rõ.

Stromsworld (1998) chỉ ra rằng tần suất lƣu hành của hiện tƣợng chậm nói ở trẻ em là 3-10% trong tổng dân số nói chung (dẫn theo Trần Thu Hƣơng & cs, 2016). Trong đó, nguy cơ có ảnh hƣởng lâu dài về lời nói, ngôn ngữ và khả năng học tập là khoảng 3%. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tƣợng chậm nói ở trẻ em, liên quan đến các khía cạnh khác nhau nhƣ thần kinh, cấu tạo, tâm sinh lý và một phần nhỏ có yếu tố liên quan đến vấn đề xã hội:

- Thiểu năng trí tuệ

25 - Trẻ nói muộn

- Môi trƣờng đa ngôn ngữ - Tự kỷ

- Bại não

- Câm chọn lọc (không nói một cách chủ định, không có môi trƣờng giao tiếp…)

- Môi trƣờng tâm lý – xã hội nghèo nàn

- Rối loạn ngôn ngữ chuyên biệt (rối loạn ngôn ngữ thể hiện và rối loạn ngôn ngữ cảm thụ - thể hiện)

Trong đó, 3 nguyên đƣợc liệt kê đầu tiên là có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Nguyên nhân đến từ thiểu năng trí tuệ chiếm hơn 50% số ca chậm nói đƣợc ghi nhận. Mọi trẻ em bị thiểu năng trí tuệ đều đƣợc ghi nhận là chậm nói.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra các nguyên nhân chậm nói, trong đó điển hình đƣợc liệt kê nhƣ sau:

- Chậm nói thƣờng xuất hiện ở trẻ trai nhiều hơn ở trẻ gái: cứ 3, 4 trẻ trai chậm nói thì có một trẻ gái chậm nói (Robinson, 1991);

- Tiểu sử gia đình của những trẻ chậm nói: 30% trẻ chậm nói có bố/mẹ chậm nói.

- Trẻ chậm nói thƣờng là những trẻ đƣợc sinh ra muộn hơn trong một gia đình lớn (Bishop, 1997a).

Mặc dù có nhiều công trình viết về tác động của các yếu tố y học lên sự phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn nhƣ tác động của viêm tai giữa ở trẻ em, cân nặng tăng chậm, nhƣng vẫn không có đủ bằng chứng chứng minh chúng là những yếu tố chính gây ra rối loạn phát triển ngôn ngữ đặc hiệu (Bishop, 1987). Tuy vậy, cũng có những nghiên cứu phát hiện ra sự liên quan của yếu tố di truyền tới dạng rối loạn này. Một nghiên cứu phân tử ở gia đình ba thế hệ cho thấy mẫu di truyền đột biến nhiễm sắc thể thƣờng trội đối với rối loạn ngôn ngữ và lời nói nghiêm trọng liên quan tới nhiễm sắc thể thứ 7 (dẫn theo Trần Thu Hƣơng & cs, 2016).

26

Ngoài tác động của yếu tố di truyền, các nhà nghiên cứu cũng không loại bỏ ảnh hƣởng của môi trƣờng tới sự chậm nói ở trẻ. Một nghiên cứu của Bishop & cs (1999) đã đƣa ra giả thuyết rằng các yếu tố môi trƣờng có thể làm hỏng khả năng xử lý các kích thích phi ngôn ngữ thính giác của trẻ.

Nhƣ vậy, chậm nói đƣợc xem do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để nghiên cứu về rồi loạn ngôn ngữ nói chung, chậm nói nói riêng, đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức về sự phát triển ngôn ngữ bình thƣờng, ở cả khía cạnh sinh lý thần kinh (cơ quan cấu âm, cấu trúc não, cơ quan thính giác bình thƣờng) và khía cạnh tâm lý.

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)