Khái niệm chứng chậm nói

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 28 - 30)

Theo Leung và Kao (1999), trong quá trình học nói, trẻ cần có sức nghe hoàn hảo để ghi nhận đƣợc chính xác các âm thanh của lời nói, có trí tuệ tốt để phân biệt và ghi nhớ mối liên hệ giữa khái niệm và tên gọi của nó. Mặt khác, khả năng phát âm của trẻ còn phụ thuộc vào sự thuần thục dần của hệ thần kinh (lời nói đòi hỏi sự hiệp đồng tinh tế nhiều cơ của bộ máy phát âm và cấu âm). Các chỉ số của phát triển ngôn ngữ ở trẻ trên đây phản ánh rất đầy đủ sự phát triển đồng bộ về thể chất và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này.

Nhƣ vậy, với một trẻ chậm nói, cha mẹ thƣờng dễ dàng phát hiện ra trong khoảng 1- 3 tuổi với những hạn chế về phát âm và vốn từ, và khả năng cải thiện sẽ kéo dài cho đến năm trẻ đƣợc 6 – 7 tuổi. Quá thời điểm này, khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ hết sức khó khăn.

Chậm nói là một dấu hiệu xuất hiện trong nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau, từ tình trạng chậm khôn cho đến hội chứng tự kỷ, nhƣng sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

22

tự kỷ thƣờng đa đạng và phức tạp hơn. Trẻ tự kỷ có thể nói rất rõ, nhƣng lại là những từ vô nghĩa hay không đúng ngữ cảnh, nhƣ khi cầm số chữ trên tay, trẻ lại thốt lên: cháu chào ông bà ạ!

Ở tình trạng chậm khôn, trẻ chậm nói là do không đủ vốn từ để diễn tả, dƣờng nhƣ trẻ rất muốn nói nhƣng lại không biết nói nhƣ thế nào, hoặc chỉ có thể nói đƣợc từng từ một.

Vì vậy, nếu chỉ dựa trên biểu hiện chậm nói để kết luận rằng trẻ bị tự kỷ hay chậm khôn thì là một điều vội vã, cần phải có sự quan sát, chẩn đoán đầy đủ và kỹ lƣỡng hơn.

Khi xem xét mức độ chậm nói ở trẻ, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ. Nếu trẻ vẫn hiểu đƣợc lời nói (chỉ đúng những gì đƣợc hỏi nhƣ “tai đâu, mắt đâu...” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn nhƣ lấy mũ, dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu đƣợc giúp đỡ tốt, những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.

Ngƣợc lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thƣờng có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Đối với những trẻ này, việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải đƣợc thầy thuốc chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

Chậm ngôn ngữ hay chậm nói đơn thuần đƣợc đặc trƣng bởi sự tồn tại những rối loạn ngôn ngữ ở một đứa trẻ không có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ cũng không có tật điếc nặng hoặc bị loạn thần. Cấu trúc câu, tổ chức cú pháp thƣờng bị nhiễu loạn. Về mặt lâm sàng, yếu tố căn bản chính là việc chậm xuất hiện câu nói đầu tiên ở khoảng sau 3 tuổi, tiếp theo giai đoạn “nói theo kiểu trẻ sơ sinh” kéo dài. Những bất thƣờng đƣợc tìm thấy thƣờng đa dạng nhƣ: rối loạn trong trật tự các từ của một câu, các lỗi cấu trúc ngữ pháp, khó khăn trong dùng đại từ nhân xƣng, sự bỏ sót từ, các lỗi liên kết từ... Trong các trƣờng hợp trẻ chậm nói, ngƣời ta tìm thấy sự kém tích hợp các âm vị khác nhau cấu thành nên một từ: số lƣợng, thuộc tính và sự nối tiếp của từ có thể bị thay đổi. Sự dai dẳng của việc kém tích hợp âm vị khi trẻ trên 5 tuổi báo hiệu một rối loạn về tích hợp và học lời nói. Điều này đòi hỏi phải có tiếp xúc trị liệu đối với trẻ.

23

Nhƣ vậy, chứng chậm nói đƣợc xác định khi ngôn ngữ của một đứa trẻ đang phát triển trong chuỗi đúng, nhƣng với tốc độ chậm hơn. Chậm phát biểu hoặc phát triển ngôn ngữ là vấn đề phát triển phổ biến nhất. Nó ảnh hƣởng từ 5% đến 10 % trẻ em mầm non [30].

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)