Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 53)

2.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu, văn bản.

Mục đích là của nhóm phƣơng pháp nhằm hƣớng đến phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc để xây dựng tổng quan nghiên cứu về khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và vấn đề chậm nói ở trẻ. Đây là nhóm phƣơng pháp giúp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Nội dung của nhóm phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng nhiều tài liệu có liên quan đến tâm lý học phát triển, tâm lý học ngôn ngữ và phát triển tâm vận động, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học giao tiếp ở trẻ. Do chƣa tìm đƣợc nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói.

Cách thức thực hiện: Chúng tôi bám sát vào cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nhƣ cấu trúc của từ, cấu trúc của tình huống ngôn ngữ, giao tiếp, các giai đoạn giao tiếp của trẻ theo từng độ tuổi (từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi)… Trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống lý luận riêng cho đề tài của mình.

2.3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

2.3.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát đƣợc xem là phƣơng pháp quan trọng để lƣợng giá những vấn đề của trẻ. Đề tài nhằm tập trung quan sát sự tiến triển tự nhiên của vấn đề chậm nói ở trẻ và ghi chép những tiến triển đó. Nhờ quan sát mà chúng tôi tìm ra đƣợc khả năng của trẻ cũng nhƣ xác định đƣợc những hạn chế mà trẻ gặp phải. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp, ghi chép và quay lại hình ảnh trong bối cảnh tƣơng tác giữa nhà trị liệu và trẻ, đồng thời cũng quan sát quá trình chơi tự do ở trẻ với môi trƣờng gia đình, môi trƣờng phòng trị liệu…, từ đó nêu bật ra đƣợc những đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói đơn thuần.

47

Quá trình quan sát đƣợc chúng tôi tiến hành trong 20 buổi, mỗi buổi một giờ, và tiến hành theo chu kỳ 2 buổi/tuần thông qua quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp ( ghi chép những thông tin mà cha mẹ cung cấp tại môi trƣờng gia đình và môi trƣờng xã hội).

Mục đích của phƣơng pháp quan sát là nhằm có đƣợc những kết luận một cách khách quan và xác thực. Trong những quan sát này, chúng tôi khi là ngƣời tham dự trực tiếp vào quá trình giao tiếp của trẻ, khi là ngƣời gián tiếp quan sát thông qua camera do các bậc cha mẹ phụ huynh cung cấp.

Nội dung quan sát đƣợc thiết kế xoay quanh một số đặc điểm giao tiếp trên các mặt: ngôn ngữ, hình thức giao tiếp (sử dụng hành vi cử chỉ thay thế cho lời nói), thời điểm và phạm vi giao tiếp, kỹ năng xã hội, vận động). Việc xác định từng nội dung quan sát đƣợc tiến hành theo cấu trúc nhƣ sau:

Phạm vi giao tiếp: Quan sát số lần trẻ thể hiện nhu cầu của bản thân với nhà trị liệu tại trung tâm, số lần trẻ thể hiện nhu cầu của bản thân với nhà trị liệu tại nhà, số lần trẻ thể hiện nhu cầu của bản thân với bố mẹ tại môi trƣờng gia đình và các môi trƣờng khác.

Về kỹ năng xã hội: Quan sát số lần trẻ chia sẻ đồ chơi, chờ đến lƣợt, luân phiên nhau trong cùng một nhóm nhỏ, số lần tham gia vào trò chơi đóng vai, số lần trẻ tìm ngƣời lớn cho các trò chơi/ hoạt động của mình, số lần nói chuyện khi chơi với trẻ khác, tham gia trò chơi tƣơng tác nhƣ: trốn tìm, nu nống..., thể hiện cảm xúc vui/buồn

Về ngôn ngữ và hình thức giao tiếp: Số lƣợng từ vựng, số lần sử dụng ngôn ngữ trong một câu chuyện, số lần trẻ lặp lại lời ngƣời khác trong câu chuyện đó, số lần đối thoại đƣợc với ngƣời lớn, số lần chủ động đƣa ra yêu cầu bằng lời của mình đối với ngƣời khác, số lƣợng các loại câu hỏi mà trẻ đặt đƣợc, số lần nói chuyện một mình khi chơi, số lần chủ động đƣa ra nhu cầu của bản thân bằng hành vi cử chỉ, số lần chủ động đƣa ra nhu cầu của bản thân bằng lời nói

Về nhận thức: Quan sát trẻ nhận biết đƣợc các động từ (nhƣ: đi/nhảy/vỗ tay/uống nƣớc/lại đây...), các tính từ (nhƣ: to, nhỏ, nóng, ƣớt...) khả năng bắt chƣớc các hành động của ngƣời khác, làm theo yêu cầu của ngƣời khác mà không cần hình ảnh hỗ trợ (nhƣ: lấy áo và đi chơi), phân biệt đƣợc giới tính, phân biệt đƣợc đúng –

48

sai trong các tình huống đơn giản, các thành viên trong gia đình hay các bộ phận cơ thể, nhận thức đƣợc câu hỏi Ai? Cái gì? Để làm gì? Tại sao? Nhƣ thế nào?, nhận thức đƣợc hành động trong quá khứ-hiện tại và tƣơng lai, biết tƣởng tƣợng và mô phỏng các nghề nghiệp thông qua các loại hình đồ chơi.

2.3.2.2 Phương pháp trắc nghiệm

Là phƣơng pháp mà nhà nghiên cứu sử dụng những bộ công cụ trắc nghiệm để đo đạc các lĩnh vực phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó, xác định lại những mặt mạnh, những mặt hạn chế của trẻ ở từng lĩnh vực và chỉ ra đƣợc cụ thể những đặc điểm giao tiếp đang tƣơng ứng với lứa tuổi hay đang thiếu hụt của trẻ chậm nói.

Sử dụng bộ công cụ đánh giá sơ bộ do nhóm chuyên gia ngƣời Anh, đại diện là Beth Smart, kết hợp với giáo viên trƣờng Sao Mai tham gia thiết kế, thang Denver II để kiểm tra các lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, bắt chƣớc, nhận thức, phối hợp, tƣ duy, ngôn ngữ nói và kiểm tra các mức độ rối nhiễu hành vi, rối loạn ngôn ngữ….

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng bộ Bản đánh giá sơ bộ 2 và bản đánh giá sơ bộ 3 để xác định khả năng bắt chƣớc, khả năng vận động thô và vận động tinh, khả năng nhận thức, khả năng nghe hiểu, khả năng ngôn ngữ và những rối loạn có thể gặp phải ở trẻ, từ đó sàng lọc ra những trẻ có chẩn đoán chậm nói đơn thuần.

Sau đây cấu trúc của Bản đánh giá sơ bộ 2 và 3:

- Cả hai bản đánh giá sơ bộ đều xem xét mức độ phát triển của trẻ chậm nói ở 6 lĩnh vực: Kỹ năng thể chất, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng phối hợp mắt – tay, kỹ năng phát triển xã hội, kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng thể hiện.

- Mỗi lĩnh vực phát triển đều có các item để xác định mức độ phát triển tâm lý tƣơng ứng với lứa tuổi đó:

 Từ 18 - 21 tháng tuổi: trên 6 lĩnh vực phát triển, mỗi lĩnh vực bao gồm 6 item

 Từ 21 -24 tháng tuổi: trên 6 lĩnh vực phát triển, mỗi lĩnh vực bao gồm 6 item

49

 Từ 3 - 4 tuổi: trên 6 lĩnh vực phát triển, mỗi lĩnh vực bao gồm 10 tiem

 Từ 4 - 5 tuổi: trên 6 lĩnh vực phát triển, mỗi lĩnh vực bao gồm 10 item.

Cách thức thực hiện: Với mỗi item đƣợc tính tƣơng đƣơng với 100%. Khi thực hiện, ngƣời đánh giá quan sát và cho mức (%) tƣơng ứng với những gì trẻ đạt đƣợc.

+ Nếu trẻ hoàn thành tốt: đạt 100%

+ Nếu trẻ chỉ hoàn thành một nửa: đạt 50%

+ Nếu trẻ chỉ hoàn thành một ít: đạt trong khoảng từ 10% đến 40% + Nếu trẻ không hoàn thành đƣợc: No

+ Nếu ngƣời đánh giá chƣa xác định item trẻ có hoàn thành đƣợc hay không: để trống.

Mỗi lĩnh vực đƣợc tính điểm trung bình của các mức độ % trên item đó. Trẻ sẽ đƣợc đánh giá là: Đạt nếu có mức độ đánh giá từ 80-100%; Khá nếu có mức độ từ 60-79%; Trung bình nếu có mức độ từ 50% đến 59%; Kém nếu mức độ đánh giá dƣới 49%.

Các item sẽ đƣợc sắp xếp theo mức độ khó dần và tƣơng ứng với mức tháng tuổi tăng dần của trẻ. Khi trẻ đạt đến item nào cũng là đạt đến tháng tuổi tƣơng ứng của trẻ.

Test trắc nghiệm Denver II: Test kiểm tra một cách khá toàn diện sự phát

triển của trẻ, tập trung vào 4 lĩnh vực:

- Khu vực cá nhân – xã hội: đánh giá khả năng nhận biết bản thân, chăm

sóc bản thân và thiết lập quan hệ tƣơng tác với ngƣời khác.

- Khu vực vận động tinh tế – thích ứng: đánh giá khả năng vận động khéo

léo của đôi tay và khả năng quan sát tinh tế của đôi mắt.

- Khu vực ngôn ngữ: đánh giá khả năng lắng nghe và đáp ứng với âm

thanh, khả năng phát âm, và sau cùng là khả năng phát triển ngôn ngữ (nghe hiểu và nói).

50

- Khu vực vận động thô: đánh giá khả năng phát triển các vận động toàn

thân và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Các thông tin trên phiếu trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý – vận động:

- Phiếu kiểm tra bao gồm 125 mẫu hành vi (items). Các mục đó đƣợc sắp

xếp trên phiếu kiểm tra theo 4 phần, từ trên xuống dƣới (Bệnh viện nhi TW, 2004).

- Phần cá nhân – xã hội (25 items)

- Phần vận động tinh tế – thích ứng (29 items)

- Phần ngôn ngữ (39 items)

- Phần vận động thô (32 items)

Các bƣớc tiến hành trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý – vận động:

- Bƣớc 1: Ghi ngày, tháng, năm sinh của trẻ để tính chính xác lứa tuổi của trẻ. - Bƣớc 2: Vẽ đƣờng tuổi

- Bƣớc 3: Xác định các items cần thực hiện tùy theo lứa tuổi của trẻ. - Bƣớc 4: Tuần tự thực hiện các items đã xác định ở bƣớc 3.

- Bƣớc 5: Ghi kết quả từng items (làm đƣợc: Đ, làm không đƣợc: K, không muốn làm hoặc không có cơ hội làm: R)

- Bƣớc 6: Tổng hợp kết quả các items và đánh giá kết quả, với 3 mức độ nhƣ sau:

Phát triển bình thường (không có item chậm phát triển và tối đa một item nghi vấn).

Nghi ngờ chậm phát triển (hơn 2 items nghi vấn, trên một item chậm phát triển).

Chậm phát triển (có ít nhất 2 items chậm phát triển ở ít nhất 2 khu vực được

kiểm tra)

- Bƣớc 7: Trả lời kết quả.

Ngoài ra, chúng tôi dùng thêm bảng chuẩn để sàng lọc trẻ chậm nói thông qua nghiên cứu “kết quả của sự phát hiện sớm trẻ chậm nói” của Dale và cộng sự (2003). Cụ thể:

51

- Chƣa biết chơi những trò chơi giả vờ đơn giản với búp bê, gấu bông, xe ô tô..., cho búp bê ăn, lái xe vào nhà xe.

- Chƣa bắt chƣớc những hành động của ngƣời lớn: quét nhà, lau dọn, tắm giặt. - Ít hoặc không chú ý đến trẻ khác chơi và không có làm theo những hành

động đó.

- Không nói to khi chơi với ngƣời lớn hay với trẻ khác. - Không có hứng thú khi chơi trong hộp cát tông lớn.

- Không chơi cùng 2 – 3 trẻ khác thể hiện sự quan tâm đến nhau Ở 21 – 24 tháng tuổi, trẻ:

- Không nhìn trẻ khác chơi với đồ chơi và học theo.

- Không tự ngồi xem những quyển sách tranh trong một thời gian ngắn. - Chẳng bao giờ chia sẻ đồ chơi và đồ ăn với trẻ khác.

- Không tự làm đƣợc những chuỗi hành động đơn giản trong trò chơi giả vờ: quấn gấu bông vào chăn cho gấu đi ngủ.

- Chƣa biết mặc quần áo của ngƣời lớn với chỉ một, hai đồ vật: giầy của mẹ, mũ, túi...

- Không thích sơn màu hay vẽ màu bằng ngón tay, đổ nƣớc hoặc cát, nhào, nặn đất nặn.

Ở 2 – 3 tuổi, trẻ:

- Không tiến đến với ngƣời lớn để đƣợc yêu (ôm, cầm tay, thơm, cƣời, vuốt ve...).

- Không tìm ngƣời lớn cho các trò chơi thể chất nhƣ đu đƣa, đẩy. - Ít chơi với những đồ chơi lớn nhƣ đi xe, kéo, đẩy.

- Không tuân theo những trò chơi đơn giản nhƣ ngồi im khi uông nƣớc. Có phản hồi hợp lý nhƣng chƣa nhất quán.

- Chƣa biết bắt chƣớc ngƣời lớn và những trẻ khác khi chơi. Chƣa biết giúp ngƣời khác khi đƣợc nhắc.

52

- Không mặc quần áo với mũ, túi và giầy, dép.

- Chƣa biết kiếm sự tham gia của ngƣời lớn trong các trò chơi giả vờ đơn giản với búp bê, xe ô tô, tàu lửa...

- Không tham gia các trò chơi thể chất hay đuổi bắt với ngƣời lớn hoặc trẻ khác.

- Không tham gia chơi theo nhóm với trẻ khác, thể hiện sự đồng cảm với ngƣời khác.

- Không nói chuyện khi chơi với các trẻ khác (có thể không cần trả lời). Ở 3 – 4 tuổi, trẻ:

- Trẻ có thể chơi với đồ vật nhƣng chƣa biết dùng những đồ vật đó (nhƣ: hộp, bàn lớn làm ô tô hay nhà...) trong các trò chơi tƣởng tƣợng với trẻ khác. - Trẻ chơi một mình với đồ vật tốt nhƣng chƣa biết hợp tác khi chơi với trẻ

khác. Trẻ không chia sẻ, chờ lƣợt (kể cả khi cần sự động viên, thúc đẩy). Thay vào đó, trẻ thƣờng chen ngang hay trả lời thay bạn.

- Phối hợp trong các trò chơi mà ngƣời lớn chỉ dẫn nhƣ nấu ăn, cắt dán...trở nên khó khăn với trẻ.

- Không tìm thêm bạn cho những trò chơi gia đình với vật dụng nhƣ đánh thức, tắm rửa và cho búp bê ăn.

- Chƣa biết đòi quyền lợi cá nhân phù hợp, chính đáng với ngƣời lớn và những trẻ khác.

- Trẻ gặp khó khăn lớn trong việc phản hồi lại những chỉ đạo và lý luận và lời nói: Nếu con dọn dẹp nhanh, chúng ta có thể cùng nghe một câu chuyện. - Chƣa thể tham gia các trò chơi có tính trật tự nhƣ trốn tìm, nu na nu nống. - Trẻ chƣa chấp nhận luật lệ và thể hiện sự khó khăn khi nhận thức về đúng và

sai.

- Ít có sự tích cực tham gia các trò chơi với trẻ khác. Khả năng lắng nghe và trả lời còn nhiều hạn chế.

53

- Trẻ không đoán trƣớc đƣợc hành vi của ngƣời khác và không nhận ra đƣợc khi ngƣời khác cần giúp.

Ở 4 đến 5 tuổi, trẻ:

- Giảm giao tiếp trong việc chủ động chơi và hƣ cấu với những đồ chơi nhỏ nhƣ nhà búp bê, xe cộ và vật nuôi.

- Chƣa phản hồi bằng lời nói phù hợp với hoàn cảnh, với ngƣời ít quen thuộc. - Hạn chế trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt với những trẻ khác: chia sẻ

đồ chơi, chờ đến lƣợt.

- Không duy trì đƣợc sự chú ý và tập trung khi chơi với bảng hình hay thẻ hình trong nhóm nhỏ, tuân theo luật lệ.

- Không đảm nhận đƣợc vai khác nhau trong trò chơi đóng vai (bệnh viện, cửa hàng, quán café, bà tiên...) ứng biến với đồ vật khác nhau.

- Chƣa thể tham gia đƣợc cách điều khiển hay đóng góp vào trò chơi bằng những cuộc đối thoại, hợp tác và dàn xếp với các trẻ khác.

- Chƣa biết sử dụng và lấp ý tƣởng của trẻ khác hay ngƣời lớn vào trò chơi một cách sáng tạo và hƣ cấu.

- Không thiết lập đƣợc mối quan hệ với bạn mới và sẵn sàng chơi với họ, chƣa biết giúp đỡ trẻ khác.

- Chƣa biết chọn sách, nhìn tranh, thử đọc cho mình hay cho trẻ khác cùng nghe.

- Chƣa thể nói chuyện gì sẽ, có thể xảy ra tiếp theo: thói quen, câu chuyện. Chƣa có sự đóng góp để triển khai kế hoạch hoạt động và sự kiện.

- Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi nhƣ: Tại sao? Bởi vì? Nếu... sau đó... để giải quyết vấn đề.

2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Mục đích của đề tài là nhằm phân tích các đặc điểm giao tiếp của trẻ để tìm ra những nét đặc trƣng nhất trong nhóm trẻ chậm nói đơn thuần.

54

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo chùm vấn đề với nội dung nghiên cứu đƣợc tiến hành trong các môi trƣờng khác nhau, hoàn cảnh/điều kiện gia đình khác nhau: môi trƣờng gia đình, môi trƣờng trị liệu tại trung tâm..., nghiên cứu các đặc

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)