Đặc điểm giao tiếp của T K

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 72 - 77)

Bảng 3.3: Bảng quan sát tần suất giao tiếp của T. K

STT Đặc điểm giao tiếp Số lần/giờ,

số từ/giờ

Môi trƣờng quan sát

Thể hiện nhu cầu của bản thân với nhà trị liệu

5-6 lần/giờ Tại trung tâm

66 1 Phạm

vi giao tiếp

Thể hiện nhu cầu của bản thân với bố mẹ, ông bà.

8 lần/giờ Tại gia đình

Thể hiện nhu cầu của bản thân với ngƣời khác

0 lần/giờ Tại môi trƣờng xã hội 2 Ngôn ngữ và hình thức giao tiếp

Sử dụng lời nói khi giao tiếp 0 lần/giờ

Tại giờ trị liệu Sử dụng hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ 5-8 lần/giờ

Từ vựng 15 từ

Nhại lời ngƣời khác 5-8 lần/giờ Lắng nghe ngƣời khác nói 3-5 lần/giờ Nói chuyện một mình khi chơi 0 lần/giờ

3 Kỹ năng xã hội

Tiến đến ngƣời lớn để đƣợc yêu (ôm, cầm tay)

3-4 lần/giờ

Tại giờ trị liệu Chờ đến lƣợt, luân phiên 3-4 lần/giờ

Tham gia trò chơi đóng vai 3-4 lần/giờ Thể hiện cảm xúc vui-buồn 3-5 lần/giờ Nói chuyện khi chơi với trẻ khác 0 lần/giờ

Có Không

Tại giờ trị liệu 4 Nhận

thức

Hiểu khoảng một vài động từ đơn giản

Hiểu đƣợc 2 giới từ đơn giản 

Hiểu đƣợc 2 tính từ đơn giản 

Không thể trả lời đƣợc nhƣng hiểu đƣợc câu hỏi : đang làm gì ? đâu rồi ?

67 ai đấy ?

Nhận biết đƣợc các bộ phận cơ thể 

Trên cơ sở quan sát tần suất giao tiếp của trẻ chậm nói T. K, chúng tôi nhận thấy:

Phạm vi giao tiếp: Trẻ thể hiện nhu cầu giao tiếp của bản thân rất khá đối với ngƣời thân và với môi trƣờng trị liệu. Ngƣợc lại, đối với ngƣời lạ và môi trƣờng lạ, hầu nhƣ trẻ không thể hiện nhu cầu của mình (0 lần/giờ). Tuy nhiên, khi trực tiếp quan sát chúng tôi thấy, trẻ có thể đáp ứng lại bằng hành vi và thái độ với những nhu cầu mong muốn và không mong muốn của mình. Ví dụ: khi ngƣời khác cho trẻ kẹo, trẻ có xu hƣớng nhìn chăm chú vào ngƣời đó, dò xét thái độ trƣớc khi lấy, hoặc khi ngƣời khác lấy kẹo của mình, trẻ dùng hành động để phản kháng lại, đồng thời nhận diện đƣợc khuôn mặt của ngƣời đấy. Điều này cho thấy, trẻ có thể thể hiện đƣợc nhu cầu mong muốn của mình ở các môi trƣờng khác nhau, thích nghi với mọi môi trƣờng nhƣng lại không có nhu cầu đối với môi trƣờng lạ.

Về ngôn ngữ và hình thức giao tiếp: Vốn từ vựng của trẻ đặc biệt hạn chế,

chỉ giới hạn trong 15 từ đơn. Vốn từ này cũng cho thấy, trẻ khó khăn rất rõ ràng trong việc thể hiện đƣợc bản thân mình với một phạm vi giao tiếp rộng ở trên, thêm một yếu tố nữa là số lần sử dụng lời nói của trẻ trong giao tiếp vẫn đang ở mức 0 lần/giờ. Tuy vậy, ngôn ngữ hiểu của trẻ rất khá, trẻ có thể trả lời đƣợc khi ngƣời khác đặt câu hỏi “cái gì đây? Con gì đây”, có thể lắng nghe ngƣời khác và phản hồi hợp lý bằng hành động phi ngôn ngữ của mình. Sự thụ động trong sử dụng lời nói là một hạn chế lớn ảnh hƣởng đến quá trình giao tiếp của trẻ. Cụ thể:

+ Ngôn ngữ ở trẻ thƣờng sử dụng rất ít trong quá trình tƣơng tác. Hiện tại, trẻ có thể nói theo đƣợc các từ đơn, có thể trả lời đƣợc câu hỏi “cái gì đây? Con gì đây?” khi đƣợc hỏi về các loại con vật, các phƣơng tiện giao thông, các loại rau – củ - quả. Trẻ nhận biết đƣợc số và chữ khá. Song nhu cầu giao tiếp của trẻ chƣa nhiều, sự giao tiếp mang tính thụ động và một chiều từ phía trẻ: chỉ khi ngƣời lớn hỏi mới trả lời, các bạn hoặc các anh chị hỏi hầu nhƣ trẻ không đáp ứng (thích thì nói không thích thì thôi). Trẻ chƣa tự đặt đƣợc câu hỏi đơn giản nhƣ “Bố đâu? Mẹ đâu?..” “Ai

68

đây?” và cũng chƣa trả lời đƣợc những câu hỏi dạng này. Chính vì vậy, giao tiếp một chiều và sử dụng hành vi cử chỉ thay cho ngôn ngữ thể hiện ở trẻ là đặc điểm giao tiếp chính ở trẻ.

+ Trẻ biết tiến đến với ngƣời lớn để đƣợc yêu (ôm, cầm tay, thơm, cƣời, vuốt ve). Những tình huống này xảy ra khi trẻ đƣợc mẹ đón sau buổi trị liệu: trẻ cƣời lớn khi nhìn thấy mẹ, đƣa 2 tay ra để đƣợc mẹ ôm và bế trên tay. Khi bị khóc, trẻ có xu hƣớng tìm kiếm và nhìn ngƣời lớn, để đƣợc ngƣời lớn gọi đến và ôm vào lòng. Khi trẻ xem video, trẻ cƣời và thực hiện các động tác tay chân mô phỏng, bắt chƣớc lại hành động đó, đồng thời có xu hƣớng nhìn ngƣời lớn để đƣợc tuyên dƣơng, tán thƣởng

+ Ở trò chơi trẻ đƣợc hƣớng dẫn và đƣợc tƣơng tác cùng ngƣời lớn nhƣ: đi xe ô tô... thì các lần sau trẻ có thể tìm đúng ngƣời đó để lôi kéo cùng tham gia. Nhƣng với các trò chơi thể chất nhƣ đu đƣa, đẩy, trƣợt cầu... trẻ chƣa biết tìm ngƣời để hoạt động cùng.

+ Trẻ chƣa có môi trƣờng để đƣợc chơi với những đồ chơi lớn nhƣ đi xe, kéo, đẩy.

+ Trẻ biết tuân theo những trò chơi đơn giản nhƣ ngồi im khi uống nƣớc: khi muốn uống nƣớc trẻ thƣờng tự cầm cốc và hứng vào vòi, trong trƣờng hợp vẫn chƣa đƣợc đáp ứng trẻ có thể tiến lại ngƣời lớn rồi đƣa cốc, nhƣng trẻ lại không sử dụng ngôn ngữ “uống” hay “cốc” cho yêu cầu này!. Trẻ có sự phản hồi hợp lý mặc dù chƣa nhất quán.

+ Trẻ chƣa biết bắt chƣớc ngƣời lớn và những trẻ khác khi chơi, sự tập trung chú ý đang dừng lại ở việc: chỉ quan tâm đến hoạt động của mình là chơi tàu hỏa. Mặc dù sự bắt chƣớc của trẻ có (nhƣ bắt các hành động giả vờ trong trò chơi nấu ăn, đi tàu hỏa...) nhƣng lại thiếu nhu cầu tƣơng tác, không có nhu cầu tƣơng tác - giao tiếp với trẻ khác. Chƣa biết giúp ngƣời khác khi đƣợc nhắc.

+ Trẻ chƣa tự mặc quần áo với mũ, túi và giầy, dép, khả năng tự phục vụ của trẻ còn rất kém. Trẻ chƣa thể tự đi dép hay cởi dép, gia đình để trẻ đi chân đất là nhiều.

69

+ Trẻ tham gia khá tốt với các trò chơi thể chất hay đuổi bắt với ngƣời lớn hoặc trẻ khác khi có sự lôi kéo, hƣớng dẫn. Nhƣng sự phối hợp của trẻ ở những hoạt động này vẫn dừng lại ở hành vi cử chỉ không lời là chính, trẻ chƣa chủ động gọi tên bạn khi chơi, chƣa gọi tên hành động hay sự việc với một hoặc hai từ đơn nào.

+ Trẻ chƣa tham gia chơi đƣợc theo nhóm với trẻ khác, hay cũng chƣa thể hiện đƣợc sự đồng cảm với ngƣời khác khi vui, buồn, tức giận...Trong những hoàn cảnh này, trẻ vẫn chỉ nhìn qua rồi nhanh chóng trở lại trò chơi của mình, cảm xúc của trẻ rất ít thay đổi để thể hiện sự đồng cảm. + Ngôn ngữ của trẻ hạn chế và chƣa chủ động, khả năng giao tiếp vẫn mang

tính một chiều, nhận thức ở trẻ đang ở sự tiếp nhận thông tin mà chƣa có sự trao đổi qua lại (đặt câu hỏi, đƣa ra yêu cầu...). Vì vậy, trong tƣơng tác, trẻ không nói chuyện khi chơi, cũng không đƣa ra đƣợc yêu cầu với trẻ khác.

Về mức độ giao tiếp: Ở trẻ, xuất hiện nhiều các tình huống và hoàn cảnh thể

hiện mức độ giao tiếp phi biểu tƣợng. Sang đến mức độ giao tiếp biểu tƣợng, trẻ cũng thể hiện đƣợc trong quá trình tƣơng tác, giao tiếp một cách chủ động của mình. Ví dụ: khi trẻ khát nƣớc, trẻ cầm cốc đƣa cho cô – chiếc cốc biểu tƣợng cho hành động “con muốn uống nƣớc” của trẻ. Tuy nhiên, mức độ giao tiếp bằng biểu tƣởng này của trẻ chỉ xuất hiện trong một số tình huống nhất định là uống nƣớc, hoặc ăn bánh.

Về phương tiện giao tiếp: Trẻ sử dụng chủ yếu là phƣơng tiện giao tiếp bằng

xúc giác với mục đích khám phá thế giới xung quanh, nhận biết chức năng của các đồ vật... Tuy nhiên, trẻ chỉ tập trung vào một số hoạt động nhất định nhƣ: khám phá đồ chơi bằng các phƣơng tiện giao thông, các đồ chơi nấu ăn... Còn các hoạt động khác do trẻ không có nhu cầu quan sát và bắt chƣớc nên còn hạn chế rất nhiều.Các phƣơng tiện giao tiếp bằng mắt, bằng tai ở trẻ đƣợc coi là sự giao tiếp chƣa phù hợp do có sự tƣơng tác một chiều.

Khả năng tập trung chú ý: Ở T. K, sự giảm tập trung chú ý thể hiện rõ ở khả

năng kém duy trì trong một hoạt động kéo dài đến 5 phút. Trẻ thƣờng học không tập trung và không đạt hiệu quả ở những phút cuối, thay vào đó trẻ thể hiện bằng cách:

70

nhắm mắt, nằm ra sàn nhà hoặc nhìn sang chỗ khác (mặc dù vẫn nhận thức đƣợc nhiệm vụ của mình phải ngồi học).

Một phần của tài liệu Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)