Giải pháp đối với công tác thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 59 - 60)

Phân tích về doanh số thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua ta thấy doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên hệ số thu nợ của Ngân hàng đối với từng đối tƣợng khách hàng, từng ngành đạt đƣợc chƣa cao. Công tác thu nợ là một vấn đề khá nhạy cảm. Nó tác động vào lòng tự trọng, tự ái của con ngƣời và cả uy tín của họ trong cuộc sống. Vì vậy, nhân viên thu nợ cần có thái độ nhẹ nhàng, khuyến khích, động viên và luôn tạo điều kiện để họ có thể hoàn trả đƣợc món vay một cách tốt nhất. Để đạt đƣợc điều này Ngân hàng nên:

Thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng hiện hành, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát tín dụng, kiên quyết không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để tăng trƣởng tín dụng. Nâng cao chất lƣợng kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp trƣớc khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính:

- Đối với khách hàng là hộ nông dân thu nhập thƣờng mang tính thời vụ, Ngân hàng cần bố trí cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, theo dõi tình hình dƣ nợ để kịp thời thông báo cho khách hàng trƣớc thời gian đến hạn trả nợ vài ngày để khách hàng chuẩn bị tiền giúp Ngân hàng thu nợ dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp vòng quay vốn thƣờng nhanh, nếu tạm thời không trả nợ đúng hạn, nhƣng họ luôn có thiện chí trả nợ thì Ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ. Ngoài ra, có thể cho họ vay thêm vốn trong giới hạn cho phép, tạo điều kiện giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn.

Lập kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên đi thực tế kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay. Đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy theo phƣơng thức

49

vay mà Ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán…) nhằm phát hiện những hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn.

Giao chỉ tiêu dƣ nợ, nợ quá hạn cho mỗi cán bộ tín dụng phù hợp với từng thời kỳ. Trong những thời điểm khác nhau nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng khác nhau. Vì vậy, việc đặt ra chỉ tiêu phù hợp cho cán bộ tín dụng là yêu cầu cần thiết để cán bộ tín dụng quan tâm h ơ n đến các món vay của khách hàng nhằm giải quyết kịp thời những tình huống phát sinh, đảm bảo nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cần cân đối số lƣợng hồ sơ tín dụng mà mỗi cán bộ tín dụng phụ trách, vì nếu một cán bộ tín dụng quản lý quá nhiều bộ hồ sơ thì sẽ không đủ khả năng theo dõi các khoản vay một cách chặt chẽ trong suốt quá trình cho vay, do đó họ c ó t h ể không thể phát hiện đƣợc những dấu hiệu của khoản vay có vấn đề dẫn đến không có biện pháp x ử l ý kịp thời và rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu.

Số lƣợng nhân viên ít, địa bàn phụ trách rộng lớn Ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể trong quá trình cho vay hộ gia đình, cá nhân bởi vì họ là những ngƣời sống trực tiếp với dân thông qua đó Ngân hàng sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ trong việc thẩm định cho vay để có thể thu nợ an toàn đúng hạn hay xử lý các khoản nợ vay quá hạn đƣợc tốt.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)