Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 32)

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao, ngƣợc lại một Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì doanh số cho vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động đƣợc vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tƣ của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th 2013 6th 2014 49,12% 50,02% 55,45% 55,73% 56,97% 50,88% 49,98% 44,45% 44,27% 43,07% Triệu đồng

22

3.3.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Việc nghiên cứu doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng giúp cho chi nhánh xác định khách hàng mục tiêu, cũng nhƣ khách hàng tiềm năng để phát triển. Ngân hàng cho vay chủ yếu qua 2 nhóm: hộ gia đình (HGĐ), cá nhân (CN), tổ hợp tác (HT) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD - công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...). Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện ở bảng 3.3.

Trong những năm qua, Ngân hàng tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác. Điều này đã làm cho doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay chỉ đạt 652.409 triệu đồng nhƣng đến năm 2013 đã tăng lên 831.061 triệu đồng, tăng 27,38% tƣơng ứng với 178.652 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tốc độ gia tăng có phần chậm lại, tăng 3,66% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013.

Hộ GĐ, CN và Tổ hợp tác: Doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới đối với khách hàng hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác luôn cao hơn khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm hơn 80% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần này chủ yếu là các hộ gia đình vay sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, các tiểu thƣơng buôn bán kinh doanh nhỏ, cá nhân có nhu cầu tiêu dùng... Khách hàng hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác là lực lƣợng khách hàng chiếm số lƣợng lớn và đem lại nguồn thu chính cho chi nhánh, mặc dù mức cho vay ngắn hạn cho từng khách hàng không lớn lắm nhƣng lƣợng khách hàng này rất lớn nên xét về tổng thể thì doanh số cho vay ngắn hạn đối tƣợng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Từ năm 2011 đến năm 2013 doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này tăng 153.548 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 28,34%, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012, tăng 17,88%, tƣơng ứng tăng 96.896 triệu đồng. Trong năm 2012 có nhiều biến động về lãi suất cho vay ngắn hạn, xu hƣớng giảm theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, theo quy định Thông tƣ số: 14/2012/TT – NHNN: lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa bằng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN Việt Nam quy định cộng thêm 3%/năm, điều này làm cho khách hàng đến vay vốn nhiều hơn do lãi suất đã giảm so với năm 2011. Sang năm 2013 nhằm khuyến khích đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tuc giảm so với năm 2012, giảm từ 3% - 6% theo Thông tƣ số: 16/2013/TT – NHNN, lãi suất tiếp tục giảm nên ngƣời dân đã mạnh dạn vay vốn nhiều hơn, vì vậy doanh số cho vay cũng đạt mức cao hơn so với năm 2012, doanh số đạt 695.391 triệu đồng, tăng 8,87% tƣơng ứng với 56.650 triệu đồng so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vẫn duy trì đƣợc sự gia tăng, đạt 383.446 triệu đồng, tăng 20.812 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 5,74% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ gia tăng có phần chậm lại do ngƣời dân đã đƣợc tiếp cận với

23

Bảng 3.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới

Đối tƣợng khách hàng Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2013 (triệu đồng) 6th 2013 (triệu đồng) 6th 2014 (triệu đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Hộ GĐ, CN, Tổ hợp tác 541.843 638.741 695.391 362.634 383.446 96.896 17,88 56.650 8,87 20.812 5,74 DNNQD 110.566 112.910 135.670 74.655 69.860 2.344 2,12 22.760 20,16 (4.795) (6,42) Tổng DSCVNH 652.409 751.651 831.061 437.289 453.306 99.242 15,21 79.410 10,56 16.017 3,66

24 với nguồn vốn ở những năm trƣớc đó.

DNNQD: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh biến động không ổn định. Doanh số cho vay tăng từ năm 2011 đến năm 2013 và có xu hƣớng giảm trong 6 tháng đầu năm 2014. Từ năm 2011 đến năm 2013 doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 25.104 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 22,70%. Năm 2013 doanh số cho vay đối với đối tƣợng khách hàng này tăng mạnh nhất, đạt 135.670 triệu đồng, tăng 22.760 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với 20,16%. Trong năm 2011 lạm phát tăng nhanh vào những tháng đầu năm có lúc lên đến 18,58% (theo Tổng cục Thống kê Việt Nam), điều này làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa ế ẩm không bán đƣợc, hƣ hỏng, hàng tồn kho tăng cao nên các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng dẫn đến nhu cầu vay vốn thấp. Đến năm 2012 lãi suất bắt đầu giảm, doanh nghiệp đƣợc tiếp cận với nguồn vốn để tái sản xuất, phục hồi kinh doanh đã làm doanh số cho vay tăng lên. Bƣớc sang năm 2013 lãi suất tiếp tục giảm nên nhu cầu vay vốn cũng tăng theo. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 69.860 triệu đồng, giảm 6,42% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Trên địa bàn, Agribank - chi nhánh huyện Chợ Mới còn phải cạnh tranh trong cho vay doanh nghiệp với các chi nhánh Ngân hàng lớn khác nhƣ Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thƣơng (Vietinbank), Ngân hàng Đông Á,… nên chi nhánh chƣa khai thác tốt nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, ở thời điểm này nợ xấu tăng cao, khả năng mất cả vốn và lãi luôn rình rập nên ngay cả khi Ngân hàng dù rất muốn tăng doanh số nhƣng cũng rất dè dặt trong việc thẩm định cho vay. Để có thể cho doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh hay thực hiện dự án đầu tƣ chi nhánh phải thẩm định rất kỹ lƣỡng trƣớc khi giải ngân, nếu doanh nghiệp nào có dự án tốt, hoạt động khả thi, tài sản thế chấp đảm bảo thì mới đƣợc xét duyệt cho vay, tránh tình trạng doanh nghiệp vay để đảo nợ, lấy chỗ này lấp vào chỗ kia dẫn đến nợ xấu ngày càng tăng cao. Với quy mô cho vay doanh nghiệp còn hạn chế nên Ngân hàng đã siết chặt tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và luôn đặt tiêu chí an toàn đồng vốn lên hàng đầu, vì vậy đã làm doanh số cho vay ngắn hạn có sự sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2014.

3.3.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Nền kinh tế phát triển cùng với sự đa dạng về ngành nghề làm cho nhu cầu vốn vay vốn để mở rộng sản xuất cũng gia tăng. Trong những năm qua, Ngân hàng đã từng bƣớc mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau làm doanh số cho vay đạt đƣợc sự tăng trƣởng. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của chi nhánh qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc trình bày ở bảng 3.4.

Bảng số liệu 3.4 ta nhận thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với các ngành không đồng đều, trong đó doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Nhìn chung doanh số cho vay của các ngành đều đạt đƣợc sự gia tăng.

25

Bảng 3.4 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới

Ngành kinh tế Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2013 (triệu đồng) 6th 2013 (triệu đồng) 6th 2014 (triệu đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 387.413 427.911 457.913 240.508 250.024 40.498 10,45 30.002 7,01 9.516 3,96 Công nghiệp - TTCN 87.035 91.110 110.259 56.846 59.159 4.075 4,68 19.149 21,02 2.313 4,07 TN - DV 102.846 115.908 127.197 65.593 67.809 13.062 12,70 11.289 9,74 2.216 3,38 Ngành khác 75.115 116.722 135.692 74.342 76.314 41.607 55,39 18.970 16,25 1.972 2,65 Tổng DSCVNH 652.409 751.651 831.061 437.289 453.306 99.242 15,21 79.410 10,56 16.017 3,66

26

Ngành nông nghiệp: Từ khi Chính phủ đƣa ra quyết định ban hành Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với ngành nông nghiệp đã tăng mạnh. Tổng doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 tăng 18,20% tƣơng ứng với tăng 70.500 triệu đồng, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012 tăng 40.498 triệu đồng đạt tốc độ tăng trƣởng 10,45%. Sự tăng trƣởng mạnh này cũng phù hợp với định hƣớng của Ngân hàng Nhà Nƣớc về việc đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn là ƣu tiên hàng đầu của ngành Ngân hàng trong bốn ƣu tiên cho vay năm 2012. Bƣớc sang năm 2013 Nghị quyết số: 31/2012/NQ-QH về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đƣợc Quốc hội thông qua đề nghị: khuyến khích các Ngân hàng cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đã tạo điều kiện cho tín dụng ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trƣởng. Sáu tháng đầu năm 2014 chi nhánh vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng, đạt 250.024 triệu đồng tăng 9.516 triệu đồng tƣơng ứng với tốc độ 3,96% so với 6 tháng cùng kì năm 2013. Agribank là một Ngân hàng có thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, để tăng trƣởng tín dụng ngoài ngành chủ lực là nông nghiệp, chi nhánh còn chú trọng đến các ngành còn lại.

Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: đƣợc chú trọng nhiều do trên địa bàn có nhiều làng nghề thủ công, nổi bật nhất là làng nghề mộc thủ công mĩ nghệ thuộc xã Long Điền A đƣợc nhiều ngƣời biết đến, trong những năm gần đây sản phẩm của làng nghề đƣợc tiêu thụ mạnh ở các tỉnh thành, vì vậy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất tăng cao dẫn đến doanh số cho vay đối với nhóm ngành này cũng gia tăng. Cụ thể doanh số cho vay năm 2011 chỉ đạt 87.035 triệu đồng đến năm 2013 đạt 110.259 triệu đồng, tăng 23.224 triệu đồng tƣơng ứng 26,68%. Doanh số cho vay ngành này tăng mạnh nhất vào năm 2013 đạt 110.259 triệu đồng, tăng 21,02%, tƣơng đƣơng tăng 19.149 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay vẫn duy trì đƣợc sự gia tăng, với tốc độ tăng 4,07% so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc khác, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở địa phƣơng có những chuyển biến tích cực, việc áp dụng máy móc vào sản xuất ngày một nhiều làm nhu cầu vay vốn cũng tăng theo.

Ngành thƣơng nghiệp - dịch vụ đây là nhóm ngành có nhiều triển vọng, doanh số cho vay ngắn hạn đối với nhóm ngành này cũng đạt đƣợc sự gia tăng trong 3 năm qua. Từ năm 2011 đến năm 2013 doanh số cho vay tăng 24.351 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 23,68%. Khi kinh tế phát triển, mức sống ngƣời dân ngày càng cao, đời sống vật chất tinh thần đƣợc nâng lên, nhu cầu về hƣởng thụ, vui chơi giải trí từ đó cũng tăng lên làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ. Do đó đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn trong kinh doanh dịch vụ. Doanh số cho vay ngành này tăng mạnh nhất vào năm 2012, tăng 12,70% so với năm 2011, tuy nhiên tốc độ tăng có phần chậm lại ở năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tăng lần lƣợt 9,74% và 3,38%, thực hiện mục tiêu tăng trƣởng tín dụng an toàn Ngân hàng tiến hành hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao. Chính vì

27

vậy mà doanh số cho vay ngành này tăng có phần chậm lại.

Ngành khác: Ngoài những ngành đã phân tích ở trên, Chi nhánh còn cung ứng nguồn vốn ngắn hạn phục vụ cho các nhu cầu khác nhƣ: cho vay đầu tƣ kinh doanh, cho vay đời sống (mua xe, sửa chữa nhà ở, trang trí nội thất.…). Những năm qua doanh số cho vay các ngành khác có đƣợc sự gia tăng đáng kể theo xu hƣớng tăng của tổng doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số cho vay các ngành khác chỉ đạt 75.115 triệu đồng, đến năm 2013 con số này đã tăng lên đến 135.692 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 80,65%, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012, đạt 116.722 triệu đồng, tăng 55,39% so với năm 2011, trong năm 2012 lãi suất bắt đầu giảm ngƣời dân có cơ hội để tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn những năm trƣớc vì vậy doanh số cho vay tăng mạnh. Đến năm 2013 lãi suất tiếp tục giảm nên doanh số cho vay vẫn đƣợc duy trì ở mức cao, tuy nhiên tốc độ tăng có phần chậm lại, tăng 16,25% so với năm 2012 do trƣớc đó ngƣời dân đã đƣợc tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý. Sang 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay các ngành khác chỉ tăng 2,65%. Điều đó cho thấy nhu cầu về tiêu dùng, nhà ở….. của ngƣời dân dần đƣợc ổn định.

3.3.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lƣợng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chƣa phản ánh đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng nhƣ đơn vị vay vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn đƣợc thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn của mình để cho vay một cách hợp lý. Doanh số cho vay cao chƣa hẳn là tốt mà còn phải xem xét đến khả năng thu hồi nợ, chính vì vậy mà doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác tín dụng của Ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng đƣợc chi nhánh đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng thu hồi đƣợc từ các khoản giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó việc thu nợ đƣợc xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tƣ nguồn vốn và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lƣu thông. Khi doanh số thu nợ tăng là điều đáng mừng vì vốn vay đƣợc thu hồi

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 32)