Phân tích dƣ nợ ngắn hạn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 44)

Dƣ nợ là kết quả có đƣợc từ việc cho vay, nó thể hiện số vốn đã giải ngân nhƣng chƣa đến hạn thu hồi đƣợc tại thời điểm báo cáo. Dƣ nợ tín dụng

34

luôn là tài sản “có” sinh lời lớn là yếu tố quan trọng của tất cả các Ngân hàng thƣơng mại. Vì dƣ nợ là số tiền mà Ngân hàng còn phải thu của khách hàng trong thời điểm nhất định, nếu doanh số cho vay cao nhƣng doanh số thu nợ thấp thì dƣ nợ tồn động các năm sẽ cao. Dƣ nợ cho vay của Ngân hàng trong năm đƣợc xác định bằng cách lấy dƣ nợ từ cuối năm cũ chuyển sang cộng với doanh số cho vay trong năm và trừ đi doanh số thu hồi đƣợc trong năm. Với việc tính toán nhƣ vậy thì dƣ nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ sử dụng vốn so với tốc độ huy động vốn, phản ánh mức độ đầu tƣ vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

3.3.3.1. Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phƣơng và đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện, chi nhánh luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các đối tƣợng khách hàng hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên tổng dƣ nợ năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Kết quả dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng khách hàng qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện ở bảng 3.9.

Hộ GĐ, CN và Tổ hợp tác: Do phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên dƣ nợ tín dụng cũng có thực trạng giống với doanh số cho vay và doanh số thu nợ đó là tăng liên tục: Giai đoạn 2011- 2013 dƣ nợ tăng 124.896 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 35,22%, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012, tăng 84.149 triệu đồng với tốc độ tăng 23,73% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ đạt 481.952 triệu đồng, tăng 21.613 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 4,70% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số cho vay của chi nhánh chủ yếu tập trung vào hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác nên dƣ nợ tín dụng của đối tƣợng khách hàng này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng, điều đó cho thấy khách hàng hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác là đối tƣợng khách hàng chính đồng thời là khách hàng truyền thống của Ngân hàng, cho vay đối tƣợng này chủ yếu hỗ trợ phát triển nông nghiệp, điều này cũng phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam đã đề ra. Dƣ nợ cho vay tăng giúp cung cấp nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giúp hoạt động sản xuất hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác ngày càng hiệu quả góp phần cải thiện đời sống cũng nhƣ mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

DNNQD: Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự biến động không ổn định, nhìn chung có xu hƣớng tăng. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2013 dƣ nợ tăng 16.000 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 27,81%. Năm 2012 dƣ nợ giảm 2.260 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 3,93% so với năm 2011, sự sụt giảm này không phải quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống mà do trong kì doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay dẫn đến dƣ nợ cho vay có sự sụt giảm. Đến năm 2013 dƣ nợ tăng 18.260 triệu đồng so với năm 2012, đạt tốc độ tăng 33,04%, dƣ nợ tín dụng tăng chứng tỏ các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô

35

Bảng 3.9 Dƣ nợ ngắn theo đối tƣợng khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới

Đối tƣợng khách hàng Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2013 (triệu đồng) 6th 2013 (triệu đồng) 6th 2014 (triệu đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Hộ GĐ, CN, Tổ hợp tác 354.639 438.788 479.535 460.339 481.952 84.149 23,73 40.747 9,29 21.613 4,70 DNNQD 57.530 55.270 73.530 69.733 80.817 (2.260) (3,93) 18.260 33,04 11.084 15,89 Tổng Dƣ nợ 412.169 494.058 553.065 530.072 562.769 81.889 19,86 59.007 11,94 32.697 6,17

36

sản xuất và Ngân hàng đã có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu trên, điều này cho thấy bên cạnh khách hàng truyền thống là hộ gia đình, cá nhân và tổ hợp tác, Ngân hàng đã mở rộng đối tƣợng cho vay góp phần làm tăng dƣ nợ tín dụng. Đồng thời do uy tín của Ngân hàng trên thị trƣờng nên các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp trƣớc đây chƣa có quan hệ vay vốn với chi nhánh cũng đã tin tƣởng đến vay vốn. Thêm vào đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những khách hàng thƣờng có khoản vay lớn và hợp tác lâu dài, đa số họ đã giao dịch nhiều năm với Ngân hàng. Vì vậy chi nhánh cũng nên quan tâm đến đối tƣợng khách hàng này để mở rộng quy mô tín dụng, mặc dù dƣ nợ tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ ngắn hạn, điều này góp phần hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn đồng thời góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2104 dƣ nợ đạt 80.817 triệu đồng, tăng 15,89% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù trong kì doanh số cho vay giảm và doanh số thu nợ tăng nhƣng dƣ nợ vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng là do doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2013 tăng mạnh chính vì vậy dƣ nợ tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 đạt đƣợc sự gia tăng.

3.3.3.2. Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Việc phân phối vốn tín dụng của Ngân hàng bên cạnh mục đích là đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tƣ của Ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng đang mở rộng cho vay ngành nào hay thu hẹp cho vay ngành nào, điều đó đƣợc đánh giá dựa vào mức dƣ nợ hàng năm có tăng trƣởng hay không. Qua việc phân tích ta sẽ giúp Ngân hàng có đƣợc phƣơng hƣớng cho vay hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng chú trọng đầu tƣ cho vay phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó chi nhánh cũng bám sát tình hình kinh tế tại địa phƣơng để kịp thời đƣa đồng vốn của Ngân hàng đầu tƣ vào những ngành có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Kết quả dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện ở bảng 3.10.

Ngành nông nghiệp: Dƣ nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục qua các năm. Năm 2012 dƣ nợ tăng mạnh nhất, đạt 339.619 triệu đồng, tăng 18,44% so với năm 2011, có đƣợc điều này là do năm 2012 lãi suất bắt đầu giảm, cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất nông nghiệp cho vay ngắn hạn dẫn đến doanh số cho vay tăng mạnh làm dƣ nợ tín dụng cũng tăng ở mức cao. Đến năm 2013 dƣ nợ tăng 6,82% so với năm 2012, đạt 362.784 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2014 dƣ nợ đạt 364.572 triệu đồng, trong kì doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhƣng doanh số thu nợ tăng nhanh hơn (tăng 14,53%) trong khi đó doanh số cho vay tăng chậm (tăng 3,96%) nên dƣ nợ chỉ tăng nhẹ, tăng 0,33% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013. Dƣ nợ ngắn hạn tăng lên cho thấy nhu cầu vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất của bà con ngày càng tăng, với việc lãi suất cho vay phù hợp dẫn đến lƣợng khách hàng đến Ngân hàng vay vốn tăng lên đáng kể. Sự gia tăng dƣ nợ

37

Bảng 3.10 Dƣ nợ ngắn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014.

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới

Ngành kinh tế Năm 2011 (triệu đồng) Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2013 (triệu đồng) 6th 2013 (triệu đồng) 6th 2014 (triệu đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 286.740 339.619 362.784 363.375 364.572 52.879 18,44 23.165 6,82 1.197 0,33 Công nghiệp – TTCN 33.184 29.909 39.218 32.118 39.965 (3.275) (9,87) 9.309 31,12 7.847 24,43 TN - DV 67.395 83.720 97.289 91.116 102.994 16.325 24,22 13.569 16,21 11.878 13,04 Ngành khác 24.850 40.810 53.774 43.463 55.238 15.960 64,22 12.964 31,77 11.775 27,09 Tổng DNNH 412.169 494.058 553.065 530.072 562.769 81.889 19,86 59.007 11,94 32.697 6,17

38

tín dụng cũng phù hợp với xu hƣớng tăng của doanh số cho vay, vì đây là ngành kinh tế chủ yếu mà Ngân hàng đã cho vay với số lƣợng lớn và cũng chính là ngành kinh tế trọng điểm của huyện.

Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm gần đây ngành này có nhiều triển vọng phát triển nên chi nhánh đã mở rộng cho vay góp phần làm tăng dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể từ năm 2011 đến năm 2013 dƣ nợ tín dụng tăng 6.034 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 18,18%. Trong năm 2012 doanh số thu nợ tăng cao nhất trong khi doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ dẫn đến dƣ nợ sụt giảm, chỉ đạt 29.909 triệu đồng, giảm 9,87% so với năm 2011, dƣ nợ tín dụng giảm không phải Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả mà do trong kì khách hàng làm ăn có hiệu quả trả nợ đúng hạn nên làm giảm dƣ nợ, bằng chứng là doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kì đều tăng. Đến năm 2013 dƣ nợ đã tăng trở lại và đạt tốc độ tăng cao nhất, tăng 31,12% so với năm 2012 do trong năm doanh số cho vay tăng mạnh. Sáu tháng đầu năm 2014 dƣ nợ vẫn duy trì đƣợc sự gia tăng, đạt 39.965 triệu đồng, tăng 24,43% so với 6 tháng cùng kì năm 2013. Dƣ nợ tín dụng tăng và tỷ lệ thu nợ ở mức cao cho thấy ngành này đang hoạt động hiệu quả góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và Ngân hàng cũng đang quan tâm mở rộng quy mô tín dụng đối với ngành này.

Ngành thƣơng nghiệp – dịch vụ: Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp cần nhiều vốn để cải tiến kĩ thuật mua thêm trang thiết bị nâng cao chất lƣợng dịch vụ kinh doanh nhƣng vốn tự có của doanh nghiệp không đủ để thực hiện nên phải cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng, tốc độ tăng của doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ vì vậy dƣ nợ tín dụng trong những năm qua đạt đƣợc sự tăng trƣởng. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 dƣ nợ tăng 29.894 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 44,36%, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012, dƣ nợ đạt 83.720 triệu đồng, tăng 24,22% so với năm 2011. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tốc độ gia tăng có phần chậm lại nhƣng vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng cao, tăng 16,21% ở năm 2013 và đạt 102.944 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 13,04% trong 6 tháng đầu năm 2014. Dƣ nợ tín dụng tăng liên tục cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngành có bƣớc phát triển ngƣời dân đã mạnh dạn mở rộng đầu tƣ và phát triển thêm cơ sở mới cho thấy tiềm năng phát triển của ngành này là rất khả quan.

Ngành khác: Dƣ nợ ngành khác có sự tăng trƣởng mạnh nhất trong những năm qua. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2013 dƣ nợ tăng 28.920 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 116,39%, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2012, đạt 40.810 triệu đồng, tăng 64,22% do năm 2012 lãi suất bắt đầu giảm, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng mạnh nhất nhƣng doanh số cho vay tăng với tốc độ cao hơn (tăng 55,39%) nên dƣ nợ tăng cao, đến năm 2013 dƣ nợ tiếp tục tăng 12.964 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 31,77% so với năm 2012, trong 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng, đạt 55.238 triệu đồng, tăng 27,09% so với 6 tháng đầu năm 2013. Những năm qua nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân ngày càng cao, dẫn đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng dẫn đến

39

dƣ nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng này đạt đƣợc sự gia tăng, điều đó làm phong phú lên lƣợng khách hàng, giúp Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng trên nhiều lĩnh vực.

3.3.4.Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Ngân hàng

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng gặp phải những rủi ro mà chúng ta không thể dự đoán và lƣờng trƣớc đƣợc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vấn đề rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ nó. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nợ quá hạn rất quan trọng đặc biệt là nợ xấu. Nợ quá hạn, nợ xấu và rủi ro có mối quan hệ mật thiết với nhau, nợ quá hạn và nợ xấu càng cao nguy cơ rủi ro tín dụng càng lớn. Chúng là sự biểu hiện rõ nét của chất lƣợng tín dụng Ngân hàng cũng nhƣ năng lực của nhân viên tín dụng. Vì vậy việc xem xét nợ quá hạn và nợ xấu là điều cần thiết phản ánh chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng. Kết quả nợ quá hạn và nợ xấu qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng 3.11.

Nợ quá hạn: Tăng trƣởng tín dụng càng lớn thì rủi ro trong hoạt động càng nhiều. Vì vậy, việc phát sinh các khoản nợ quá hạn đối với một NHTM là điều tất yếu nhƣng phải đảm bảo mức nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép. Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu hết các Ngân hàng đều quan tâm và tìm mọi cách thực hiện nhiều chính sách nhằm làm giảm các khoản nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng đó, Ngân hàng đã tìm và đƣa ra những giải pháp, tƣ vấn hợp lý nhằm giúp cho khách hàng kinh doanh hiệu quả, đồng thời xem xét, đánh giá khách hàng kỹ hơn trong vấn đề thẩm định và quyết định cho vay. Tuy nhiên do những khó khăn chung của nền kinh tế cũng nhƣ những yếu tố khách quan đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank – chi nhánh Chợ Mới trong giai đoạn 2011-2013 tăng liên tục. Năm 2012 nợ quá hạn đạt 1.966 triệu đồng, tăng 686 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng 53,59%, đạt tỷ lệ tăng cao nhất trong giai đoạn 3 năm(2011-2013), trong năm 2012 nợ quá hạn tăng cao chủ yếu là nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng nhanh về số lƣợng, tăng 340 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 45,95% so với năm 2011. Ngoài ra các nhóm nợ khác cũng tăng mạnh về tỷ lệ, đều tăng trên 50%, riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng đến 111,54%, đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng vọt. Đến năm 2013 nợ quá hạn vẫn tăng ở mức cao, tăng 378 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 19,23% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn đã đƣợc kìm chế lại bớt sự gia tăng, chỉ tăng 3,77% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2013. Đời sống vật chất ngày càng khó khăn, giá cả thị trƣờng biến động, đặc biệt là giá xăng dầu ngày càng tăng cao, kéo theo giá cả các loại hàng hoá khác cũng tăng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện chợ mới tỉnh an giang (Trang 44)