Đánh giá chung về thực trạng công tác GDHN cho họcsinh THCS hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 65)

hiện nay tại Cẩm Xuyên Hà Tĩnh

2.3.4.1.Các yếu tố thuận lợi, khó khăn

a) Các yếu tố thuận lợi

- Các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá đã được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của tỉnh, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trường, thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả. Tư duy về kinh tế thị trường, thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng hình thành và phát triển. Đây là yếu tố thuận lợi thúc đẩy công tác giáo dục hướng nghiệp đi vào thực chất.

- Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ đó đã có nhiều chủ trương, định hướng đúng trong đường lối và cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho đào tạo và phát triển nhân lực của các địa phương cũng như đối với khu vực và cả nước.

- Cẩm Xuyên có vị trí địa lý là trung tâm vùng và điều kiện tự nhiên phong phú là một trong những yếu tố cơ bản để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác trong và ngoài tỉnh.

- Nền kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện Cẩm Xuyên nói riêng đã có bước phát triển tích cực, ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đã hình thành, dần ổn định, hoạt động hiệu quả đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, đồng thời tạo ra nhu cầu thu hút nhân lực ngày càng cao.

- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao đã được cải thiện đáng kể và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu

cầu của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm.

- Với sự hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế quốc tế, cơ hội quốc tế hoá trong đào tạo, sử dụng, thu hút nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn, mở ra một hướng đi mới cho nhân lực Hà Tĩnh nói chung.

- Hà Tĩnh là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm dân dụng cần thiết trong cuộc sống đông đảo dân cư trong và ngoài tỉnh, như các nghề : Nghề mộc Thái Yên, Nghề đan nón hạ (Yên Đồng – Đức Thọ), Gốm Cẩm Trang (Đức Giang – Vũ Quang), Gốm cổ Đạm (Nghi Xuân), Trống (Thạch Hội – Thạch Hà), Rèn – Đúc ở Trung Lương (Hồng Lĩnh), Đức lâm (Đức Thọ), Dệt chiếu ở Nam Sơn (Nghèn – Can Lộc), Muối Hộ Độ, nước mắm Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), Thạch Kim (Lộc Hà)….

b) Một số khó khăn

- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn Hà Tĩnh trong việc cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, trang thiết bị dạy học.

- Tỉnh đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực,…. Dẫn đến sự xuất hiện nhiều nghề mới và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, đòi hỏi công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp ở các trường phổ thông phải nhạy bén, kịp thời nắm bắt thông tin, có dự báo chính xác thì hoạt động mới có hiệu quả.

- Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh thị trường lao động khu vực và quốc tế cũng như giữa các vùng gay gắt hơn, lao động Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ hơn những hạn chế về trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động trong ứng xử xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật và thể lực … đòi hỏi giáo dục hướng nghiệp phải định hướng cho học sinh ngay trên ghế nhà trường, phải trang bị cho bản thân những kiến thức, kỷ năng

cần thiết để bước vào thực tiễn cuộc sống lao động. Điều này sẽ tạo nên sức ép rất lớn về điều kiện dạy học, tích cực đổi mới nội dung và phương pháp lên lớp.

- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dẫn đến những vấn đề phát sinh về lao động, chuyển đổi ngành nghề, đời sống người dân. Mặc dù công tác giải quyết việc làm đạt được kết quả nhất định, nhưng sức ép về việc làm vẫn rất lớn, do số lao động tăng thêm hàng năm, số học sinh ra trường tìm được việc làm, số lao động dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, lao động chuyển đổi ngành nghề do di dời, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp,… dẫn đến nhu cầu đào tạo nghề là rất lớn và đa dạng hơn nên đòi hỏi hoạt động GDHN cũng phải thay đổi cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức mới có thể đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.

- Do sự tác động của sự suy giảm kinh tế thế giới cũng như trong nước đã dẫn đến sự đầu tư cho công tác đào tạo nghề khó khăn hơn. Cùng với đó hàng loạt doanh nghiệp sản xuất , dịch vụ hoạt động kém hiệu quả đã tạo ra sự dôi dư một lực lượng lao động không nhỏ, điều đó đã làm tăng thêm khó khăn cho công tác GDHN ở trường phổ thông.

2.3.4.2. Đánh giá chung

Qua nghiên cứu thực trạng cũng như trực tiếp chỉ đạo về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, có thể khái quát về những ưu điểm hạn chế như sau:

a) Ưu điểm

- Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bước đầu đã thực sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, tạo điều kiện về nhiều mặt để GDHN từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy tác dụng đối với việc điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực xã hội phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện nhiệm vụ GDHN trên địa bàn toàn tỉnh đã được bổ sung, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động GDHN. Hệ thống các Trung tâm dạy nghề - hướng nghiệp – giáo dục thường xuyên ở huyện, thành phố, thị xã được hình thành, cũng cố, phòng

tư vấn hướng nghiệp để giới thiệu về nghề và tư vấn chọn nghề cho h ọc sinh ở một số trường phổ thông đã được hình thành. Không khí học kỹ thuật, thực hành lao động sản xuất học nghề tại các trung tâm và các trường khá sôi động.

- Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên đã có sự chỉ đạo triển khai thực hiện công tác GDHN cho học sinh bậc trung học kịp thời, đúng hướng; phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN từng bước được đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.

- Nhận thức của phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh THCS và các bậc phụ huynh về vị trí, vai trò công tác giáo dục hướng nghiệp đã có chuyển biến tích cực; sự chọn ngành, chọn nghề của học sinh cũng như các bậc phụ huynh cho con em mình đã thay đổi dần theo hướng tích cực, có tác dụng rõ nét trong việc trang bị cho các em tính năng động và khả năng thích ứng với thị trường lao động, góp phần tích cực thực hiện sự phân bố nguồn nhân lực hợp lý trên từng vùng, miền của địa phương.

- Các trường THCS bước đầu đã triển khai việc tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội, hướng tới việc lựa chọn nghề nghiệp từng bước phù hợp với nhu cầu xã hội, năng lực bản thân và điều kiện hoàn cảnh gia đình.

b) Nguyên nhân của ưu điểm

- Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự quan tâm, tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã hội các địa phương trong và ngoài tỉnh, của toàn dân đối với giáo dục nói chung và GDHN nói riêng đã tạo nên những kết quả nhất định trong công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau phổ thông.

- Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi cho phát triển giáo dục – đào tạo nói chung và GDHN nói riêng.

Đầu tư cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh đã có chuyển biến tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc thực h iện tốt nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và sự nghiệp trồng người.

- Truyền thống hiếu học của quê hương được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng địa phương, từng cộng đồng dân cư.

c) Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác giáo dục hướng nghiệp trên địa bàn huyện còn có những khó khăn và hạn chế sau:

- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chưa thật sự quan tâm đối với công tác GDHN ở bậc trung học nên thiếu sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát đối với hoạt động trên địa bàn huyện. Một bộ phận không nhỏ các cấp quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục hướng nghiệp còn lệch lạc. Nhiều người vẫn cho rằng hoạt động GDHN ở bậc trung học là không quan trọng, không liên quan đến chất lượng văn hóa của mỗi nhà trường nên chưa có sự đầu tư cần thiết, đúng mức và sự chỉ đạo quản lý nghiêm túc cho hoạt động này.

- Điều kiện đảm bảo cho thực hiện giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thực hành, phương tiện nghe nhìn thiếu thốn, chương trình, tài liệu thiếu về số lượng, bất cập về chủng loại, thiếu tính cập nhật và truyền đạt thông tin của thị trường lao động.

- Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên ngành về hoạt động GDHN, ít được tập huấn chuyên sâu, việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và sinh hoạt chuyên môn hạn chế nên phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động GDHN chưa phù hợp, chưa đủ sức lôi cuốn, thuyết phục học sinh. Mặt khác trong mỗi nhà trường thiếu sự phối hợp giữa dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa nhịp nhàng, chưa tích cực được nội dung hướng nghiệp vào các môn học khác nên hoạt động GDHN mang tính đơn lẻ, hiệu quả chưa rõ nét.

- Hiệu quả hoạt động GDHN chưa cao.

- Mặc dầu đã được tham gia các hoạt động GDHN nhưng nhiều học sinh hiểu biết về nghề còn phiến diện và sơ sài, chưa tự đánh giá đúng phẩm chất và năng lực của bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương để chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Đặc biệt, đối với đại đa số học sinh chỉ muốn học tiếp THPT và thi vào các trường đại học, coi con đường đại học là hướng duy nhất có tương lai để lập thân, lập nghiệp. Họ không căn cứ vào năng lực của mình, không chú ý đến điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, không quan tâm đến chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng.

- Tuy đã được học chương trình giáo dục hướng nghiệp ở THCS và sau này tiếp tục ở THPT, nhưng hầu hết học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, lúng túng trong việc định hướng nghề và chọn nghề; sự hiểu biết tối thiểu về thế giới nghề nghiệp nói chung còn hạn chế. Chưa biết cách tìm hiểu một nghề nào đó thì cần phải tìm hiểu những yếu tố nào của nghề, do đó hiểu biết về nghề còn phiến diện, sơ sài.

- Bản thân mỗi học sinh chưa tự đánh giá được đúng phẩm chất, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình, chưa thấy được một cách khách quan hoàn cảnh của gia đình, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. Do đó, phần lớn học sinh có dự định chọn nghề chỉ dựa vào ý thích cá nhân, hoàn toàn theo cảm tính chủ quan, không dựa trên đặc điểm hoạt động của nghề với sự thích hợp của năng lực bản thân. Nghĩa là không dựa trên cơ sở khoa học nào khi chọn lựa nghề nghiệp.

Sau này, dù học tiếp THPT để rồi tiếp tục học lên ĐH, CĐ, TCCN hay cơ sở đào tạo nghề hoặc tham gia thị trường lao động thì chủ yếu vẫn do các em quyết định lựa chọn theo suy nghĩa chủ quan của cá nhân. Một số có sự trợ giúp tư vấn chút ít của bố mẹ, người thân nhưng ít dựa trên một cơ sở khoa học của việc chọn nghề. Vì vậy, nhiều em chưa ý thức được khái niệm nghề nghiệp để định hướng cho tương lai, thậm chí khi hết bậc phổ thông thì việc chọn trường, ngành học, nghề làm không đúng sở thích, năng khiếu, không thích hợp với đam mê của mình, không phù hợp điều kiện kinh tế gia đình, sức khỏe bản thân và nhu cầu nhân lực của xã

hội... Điều này dẫn đến hệ lụy là các em chán nản, bỏ học giữa chừng hoặc chuyển học trường (ngành) khác hoặc cố gắng duy trì học tập nhưng kết quả hạn chế. Nếu tốt nghiệp cũng khó kiếm việc làm do kỹ năng làm việc yếu, kém, hoặc có việc làm nhưng không phát huy hết khả năng, năng lực bản thân trong công việc.

- Thực tế hiện nay là sau khi tốt nghiệp THCS, các em chỉ muốn phấn đấu vào học THPT, và sau đó, tuyệt đại đa số học sinh chỉ muốn thi vào các trường đại học, coi con đường đại học là hướng duy nhất có tương lai để lập thân, lập nghiệp, bất kể đến trình độ khả năng về mọi mặt của bản thân và gia đình như thế nào. Đại bộ phận học sinh không thích học nghề ngay cả khi năng lực học văn hóa của các em hạn chế.

- Công tác phân luồng học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn của ngành GD – ĐT và của xã hội. Sự hiểu biết của học sinh về hướng nghiệp rất khác nhau, thường bị chi phối bởi thông tin điểm chuẩn vào trường hàng năm và thương hiệu nhà trường (thương hiệu này lại chưa có một cơ quan kiểm định chất lượng nào có uy tín, có tư cách pháp nhân khẳng định). Phần lớn học sinh chỉ được tìm hiểu nghề nghiệp và lựa chọn trường dự thi thông qua cuốn “những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN” hàng năm. Nhưng nội dung tài liệu này chủ yếu chỉ là cung cấp thông tin về trường, chưa đi sâu giới thiệu về yêu cầu nghề nghiệp đối với từng trình độ đào tạo và năng lực, sức khỏe, bố trí đầu ra và các điều kiện cần biết cho học sinh về nghề tương lai khi các em quyết định chọn nghề. Hiện nay, trước khi vào mùa tuyển sinh, nhiều trường đã cử cán bộ đến các trường THPT để tư vấn tuyển sinh, nhưng nội dung chủ yếu vẫn nặng về quảng bá hình ảnh và thương hiệu nhà trường để lôi cuốn học sinh đăng ký dự thi chứ chưa cung cấp những thông tin

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 65)