THỰC TRẠNG GDHN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CẨM XUYÊN

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 44)

2.3.1. Hệ thống các trường THCS

Cẩm Xuyên hiện tại có 17 trường THCS trên tổng số 27 xã, thị. Trong đó có 6 trường liên xã. Số lượng học sinh THCS và học sinh lớp 9 trong ba năm gần đây:

Năm học Tổng số học sinh THCS Trong đó số học sinh lớp 9

2013 - 2014 9394 2404

2014 - 2015 9015 2363

2015 - 2016 9818 2420

Bảng 2.2. Thống kê số học sinh THCS ba năm gần đây 2.3.2. Các nội dung khảo sát, đánh giá

Chất lượng giáo dục hướng nghiệp ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, để nâng cao chất lượng GDHN, trước hết cần tìm hiểu thực trạng hiện nay như thế nào, đã đạt được mục tiêu đề ra chưa, từ đó phân tích nguyên nhân và tìm biện pháp nâng cao chất lượng.

Trong phạm vi luận văn, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu thực trạng giáo dục Hướng nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh ở các mặt sau đây:

- Nhận thức về GDHN của các đối tượng tham gia vào quá trình HN.

- Những khó khăn trong quá trình tổ chức hướng nghiệp cho học sinh THCS. - Tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh của GV ở các trường THCS.

- Đánh giá về hiệu quả GDHN cho HS THCS. - Kết quả phân luồng sau THCS.

2.3.3. Kết quả khảo sát

2.3.3.1. Nhận thức về GDHN của các đối tượng tham gia vào quá trình HN

a) Nhận thức về mục đích giáo dục hướng nghiệp

Để đánh giá về nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh, GV và CBQL các nhà trường về mục đích của GDHN, NNC đã khảo sát các đối tượng (60 HS, 45 GV, 26 PH) bằng phương pháp trắc nghiệm. Mỗi người chọn và đánh dấu vào một trong các phương án (1, 2, 3, 4, 5) sau:

1. Phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh. 2. Giúp các em hiểu được khả năng của mình, hiểu được yêu cầu của nghề.

3. Giúp các em điều chỉnh động cơ chọn nghề phù hợp năng lực, trình độ, điều kiện của bản thân, nhu cầu nhân lực của xã hội.

4. Góp phần tích cực và hiệu quả vào việc phân luồng sau tốt nghiệp. Do đó giúp các em chọn lối rẽ vào đời sau khi tốt nghiệp một cách thiết thực.

5. Tất cả các ý trên. Kết quả thu được như sau:

Phương án Học sinh Giáo viên Phụ huynh

Đồng ý Tỷ lệ Đồng ý Tỷ lệ Đồng ý Tỷ lệ 1 52 86.7% 35 77.8% 11 42.3% 2 7 11.7% 12 26.7% 5 19.2% 3 10 16.7% 8 30.8% 4 5 8.3% 6 23% 5 21 35% 4 8.9% 5 20.23% Cộng 100% 100% 100%

Bảng 2.3. Thống kê lựa chọn về mục đích giáo dục hướng nghiệp

Qua tổng hợp chúng ta thấy về cơ bản phụ huynh, giáo viên và học sinh đã nhận thức đúng về mục đích GDHN trong trường THCS. Qua tìm hiểu người nghiên cứu được biết, hầu hết học sinh đều nắm được mục đích, ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên. Tuy nhiên, theo các em thì biết được mục đích của GDHN là một chuyện còn việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân lại là chuyện khác, các em vẫn chọn nghề theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này chứng tỏ rằng bài giảng của giáo viên chưa có chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động GDHN còn thấp nên chưa thu hút được HS tham gia, chưa thực sự tác động được vào động cơ nghề nghiệp của học sinh.

Đồng thời chúng ta cũng nên chú ý nhận thức của phụ huynh về mục đích giáo dục hướng nghiệp còn thấp (42.3%) nên cần có biện pháp tác động nhằm làm thay đổi nhận thức của phụ huynh về giáo dục hướng nghiệp cho con em.

Qua trao đổi với các đối tượng tham gia khảo sát, nhận thấy nhận thức về mục đích GDHN cho HS THCS còn chưa đầy đủ. Thậm chí có ý kiến cho rằng mục đích của THCS là học kiến thức cơ bản để tiếp tục học lên THPT. Vì vậy, việc làm thay đổi nhận thức về mục đích GDHN đối với HS, GV và phụ huynh học sinh là điều hết sức quan trọng.

b) Nhận thức về mức độ cần thiết của GDHN cho HS THCS:

Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát HS, GV và PHHS về mức độ cần thiết của GDHN ở bậc THCS, có kết quả như sau:

Mức độ Học sinh Giáo viên Phụ huynh

SL TL SL TL SL TL

Rất cần thiết 65 44.82% 22 59.46% 10 31.25% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần thiết 51 35.17% 15 40.54% 15 46.87%

Không cần thiết 29 20.01% 0 0% 7 21.88%

Bảng 2.4. Thống kê khảo sát về mức độ cần thiết của GDHN

Đa số học sinh cho rằng ở cấp học THCS, giáo dục hướng nghiệp là hoạt động cần thiết và rất cần thiết với gần 80% học sinh lựa chọn, chỉ có 20% học sinh cho rằng không cần thiết.. Như vậy đa số các em đã biết được vị trí, vai trò của hoạt động GDHN trong trường và ý thức định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân.

100% giáo viên cho rằng cần thiết phải GDHN cho học sinh, tuy nhiên qua số liệu khảo sát cho thấy sự đánh giá ở mức cần thiết vẫn còn khá cao. Trong khi đó, PHHS có đến 22% cho rằng không cần thiết phải GDHN cho học sinh THCS. Đây là con số không nhỏ có sự ảnh hưởng tới công tác HN đối với học sinh.

Qua trao đổi với HS, GV và phụ huynh tham gia khảo sát, cho thấy, cơ bản vẫn chưa đánh giá cao về mức độ cần thiết của công tác GDHN cho học sinh THCS, nên việc đưa ra các giải pháp để giúp PH và HS nắm được mức độ cần thiết của công tác này có ý nghĩa quan trọng trong công tác GDHN.

c) Nhận thức về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho HS THCS.

Mức độ Học sinh Giáo viên Phụ huynh

SL TL SL TL SL TL

Rất quan trọng 79 54.48% 22 59.46% 7 21.88%

Quan trọng 66 45.52% 15 40.54% 10 31.25%

Không quan trọng 0 0% 0 0% 15 46.87%

Bảng 2.5. Thống kê khảo sát về tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp

Qua bảng thống kê cho thấy học sinh và giáo viên đều đánh giá cao về tầm quan trọng vủa GDHN, riêng đối với PHHS có gần một nửa đối tượng khảo sát cho rằng không quan trọng. Điều quan trọng là dạy, học để các em có kiến thức học lên, chưa thấy tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp cho con em.

Với kết quả khảo sát nói trên có thể thấy rằng, việc tuyên truyền công tác GDHN đến với PHHS và các cấp chính quyền hết sức quan trọng.

d) Thái độ và hành vi của HS khi tham gia các giờ học (giờ sinh hoạt) HN.

Để khảo sát vấn đề này, NNC đã khảo sát thăm dò trên 153 em lớp 9 tại trường THCS Cẩm Trung khi học HN và có kết quả như sau:

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

Thái độ

Chăm chú 35 22.87%

Chưa chú ý 98 60.05%

Không quan tâm 20 13.08%

Hành vi

Thường xuyên 131 86.27%

Thỉnh thoảng 22 13.73%

Không tham gia 0 0

Bảng 2.6. Bảng thống kê khảo sát về thái độ và hành vi của HS khi tham gia GDHN

Những số liệu trong bảng đã cho thấy những biểu hiện về thái độ và hành vi của HS khi tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp là khá rõ ràng.

Về thái độ có 22.87 % HS trong giờ học đã chú ý nghe giảng, trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân, nhưng lại có tới 60.05% HS không tập trung và 13,08% HS không để ý đến bài giảng của giáo

viên. Nếu cộng cả 2 tỉ lệ này lại sẽ được con số rất lớn: 82.92% số học sinh có thái độ thiếu nhiêm túc trong các giờ học, giờ sinh hoạt hướng nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So với sự biểu hiện về thái độ thì sự biểu hiện về hành vi của HS là khả quan hơn rất nhiều, tỉ lệ HS tham gia các hoạt động giáo dục một cách thường xuyên là rất cao (100%). Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao tỉ lệ HS có thái độ bất hợp tác thì cao nhưng tỉ lệ tham gia một cách thường xuyên lại rất cao?. Qua trao đổi với giáo viên và HS chúng tôi được biết, các trường quản lý HS rất chặt, không cho HS bỏ học hay nghỉ học không có lý do chính đáng và điều này còn liên quan đến việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em nên sĩ số vẫn được duy trì tương đối đầy đủ. Nhưng HS tham gia không được tự nguyện và thoải mái như các môn học khác đặc biệt là các môn học có liên quan đến thi tuyển sinh vào lớp 10. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về giáo dục hướng nghiệp nhưng cũng chỉ mang tính hình thức chứ chưa hiểu rõ bản chất của nó.

Vì vậy việc xây dựng các bài học có các nội dung cụ thể đồng thời tích hợp GDHN qua các bài học khác là điều hết sức quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

2.3.3.2. Những khó khăn trong quá trình tổ chức hướng nghiệp cho học sinh THCS

Để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức hoạt động HN cho HS, NNC đã thăm dò các nội dung trên 19 giáo viên, kết quả như sau:

Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ

Cơ sở vật chất và phương tiện giáo dục hướng nghiệp thiếu thốn 15 78.9% Học sinh chưa nhận thức được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng

của giáo dục hướng nghiệp 19 100%

Chưa tìm ra được các phương pháp và hình thức tổ chức

giáo dục hướng nghiệp phù hợp 12 63.2%

Không phải là giáo viên chuyên trách về hướng nghiệp nên sự hiểu

biết và năng lực tổ chức còn hạn chế. 19 100%

Bảng 2.7. Thống kê khảo sát về các khó khăn trong GDHN

Qua bảng số liệu ta có thể thấy hầu hết các khó khăn mà NNC đưa ra đã được các GV lựa chọn. Đặc biệt việc GDHN ở các trường THCS thường do GVCN

hoặc Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đảm nhận, vì vậy tính chuyên môn sâu còn rất nhiều hạn chế.

Việc tìm ra các giải pháp khắc phục các khó khăn nêu trên, NNC tin chắc rằng công tác GDHN cho HS THCS sẽ đạt kết quả cao.

2.3.3.3. Cách thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh của GV ở các trường THCS

Công tác GDHN cho HS trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đã được chỉ đạo thực hiện khá nghiêm túc dưới nhiều hình thức, tuy nhiên tùy vào điều kiện của từng đơn vị mà việc tổ chức này có thể khác nhau. NNC đã thăm dò học sinh tại 03 trường ở ba vùng khác nhau, tổng hợp và có kết quả như sau:

TT Hình thức

Trả lời

Nhiều Ít Chưa

1 Tích hợp việc hướng nghiệp qua giờ học bộ môn

80 48.5% 35 21.2% 50 30.3%

2 Tổ chức giờ học hướng nghiệp

27 16.36% 138 83.6% 0 0%

3 Hướng nghiệp thông qua học tự chọn

0 0% 86 52.1% 79 47.9%

4

Học sinh tham quan các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan...

0 0% 103 62.4% 62 37.6%

5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham quan các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

nghề.. 0 0% 65 39.4% 100 60.6%

6

Tổ chức cho học sinh nghe các trung tâm tư vấn hướng nghiệp để tìm hiểu về nghề nghiệp 63 38.2% 102 61.9% 0 0% 7 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp 0 0% 0 0% 0 0% 8 Xây dựng tủ sách hướng nghiệp cho học sinh

0 0% 165 100% 0 0%

Qua bảng số liệu ta thấy việc tổ chức HĐHN thông qua các hình thức dưới góc nhìn của học sinh vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó việc cho học sinh đi tham quan các làng nghề, xưởng sản xuất chưa nhiều. Việc học nghề ở THCS trong những năm qua không thực hiện nữa nên việc HN thông qua học tự chọn (chủ yếu là tin học) và tích hợp qua các môn học như Công nghệ còn có nhiều hạn chế. Tổ chức thi tìm hiểu về nghề chưa thực hiện được, tủ sách pháp luật, HN chưa được đầu tư. Các trường TCN trên địa bàn huyện và tỉnh hằng năm cử người đến các trường THCS để HN cho học sinh nhưng số lượng chưa nhiều, chưa thường xuyên, còn nặng hình thức.

Hình thức tổ chức hoạt động GDHN có ý nghĩa then chốt trong việc hình thành ý thức và tạo hứng thú đối với việc tìm hiểu nghề nghiệp của học sinh, NNC thấy rằng cần đa dạng hóa hình thức này sẽ giúp GDHN đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.3.4. Đánh giá về hiệu quả GDHN cho HS THCS

Để đánh giá về mức độ hiệu quả của công tác GDHN trên địa bàn, NNC đã khảo sát trên 44 giáo viên và có kết quả như sau:

Mức độ Số lượng Tỷ lệ

Được quan tâm, tổ chức tốt, hiệu quả cao 0 0%

Ít được quan tâm, hiệu quả thấp 29 65.9%

Được quan tâm nhưng tổ chức chưa tốt chưa có hiệu quả 9 20.5%

Thực hiện một cách hình thức 6 13.6%

Không quan tâm, không thực hiện 0 0%

Bảng 2.9. Bảng thống kê khảo sát về hiệu quả GDHN

Rõ ràng công tác GDHN cho HS THCS dù đã được quan tâm và tổ chức thực hiện nhưng thực tế có hiệu quả chưa cao, sự đầu tư còn hạn chế, thậm chí còn tổ chức mang tính hình thức. Để xác định nguyên nhân, NNC cũng đã tìm hiểu nguyên nhân qua thăm dò 26 giáo viên và cán bộ quản lý. Kết quả thu được:

Nguyên nhân Lựa chọn

Mức độ phối hợp các ban ngành, đoàn thể tại địa phương để thực hiện GDHN chưa cao 26 100%

Mức độ quan tâm của nhà trường mình đối với hoạt động hướng nghiệp còn thấp 17 65.4% Nhân sự chưa đúng chuyên môn để đảm trách hoạt động hướng nghiệp 26 100% Thiếu tài liệu tư vấn, hướng nghiệp đa dạng, phong phú phù hợp với yêu cầu HN 20 76.9% Thiếu sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường 26 100% Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng hoạt động tư vấn hướng nghiệp 19 73% Thái độ học tập, nhận thức của học sinh THCS đối với GDHN còn chưa cao 26 100%

Hình thức tổ chức hướng nghiệp còn thiếu và đơn điệu 23 88.5%

Bảng 2.10. Bảng thống kê khảo sát nguyên nhân hạn chế của GDHN

Rõ ràng trong các nguyên nhân mà NNC đưa ra, về cơ bản được GV và CBQL đánh giá cao, đặc biệt có các nhóm nguyên nhân được lựa chọn 100% đó là sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội; GV không chuyên trách; ý thức học tập của học sinh chưa cao.

2.3.3.5. Phân luồng sau THCS

Để khảo sát nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh (PH), NNC đã phát phiếu thăm dò và thu được kết quả như sau:

TT Nguyện vọng sau khi tốt nghiệp THCS Học sinh lớp 9 PH học sinh lớp 9 Số lượng tham gia KS Lựa chọn Số lượng tham gia KS Lựa chọn Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Học THPT chính quy 561 480 85.6 561 485 86.5 2 Học bổ túc, TCN 561 15 2.7 561 21 3.7 3 Học bổ túc THPT 561 8 1.4 561 5 0.9 4 Học TCCN 561 27 4.8 561 17 3.0 5 Học nghề dài hạn 561 24 4.3 561 15 2.7 6 Tham gia LĐSX 561 7 1.2 561 18 3.2 Cộng 561 100% 561 100%

Kết quả trên cho thấy, hầu hết học sinh và phụ huynh đều mong muốn sau khi tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên THPT chính quy. Chỉ có 11.8% học sinh có nguyện vọng sau THCS tham gia các loại hình trường nghề. Điều đó mâu thuẫn với yêu cầu phân luồng sau THCS và nguyện vọng của phụ huynh, học sinh; mâu thuẫn với mục tiêu đào tạo nghề mà Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã nêu: “Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp THCS”.

Kết quả phân luồng trong 2 năm học (2013 – 2014 và 2014 – 2015) của huyện Cẩm Xuyên như sau:

- Năm học 2013 – 2014: TT Trường THCS Năm học 2013-2014 Số tốt nghiệp THCS Số học THPT (công lập, dân lập) Số học TTDN- HN- GDTX Số học CĐN, TCN, TCCN Tỷ lệ học các loại hình

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 44)