Các nguyên tắc, hình thức và giai đoạn GDHN cho họcsinh THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)

1.3.6.1. Các nguyên tắc hướng nghiệp

- Nguyên tắc hình thành giáo dục: Sự định hướng nghề dẫn đến chọn nghề được hình thành dần dần trong các hoạt động giáo dục và hướng nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là phải giáo dục, đào tạo để học sinh có khả năng định hướng và đi đến quyết định chọn nghề.

- Nguyên tắc tôn trọng như nhau đối với các loại lao động: Nguyên tắc này yêu cầu chống việc tuyên truyền cho một ngành nghề này lại coi thường hạ thấp giá trị một ngành nghề khác.

- Nguyên tắc kết hợp công tác hướng nghiệp của nhà trường, gia đình, xã hội, các cơ quan đoàn thể, công tác giáo dục theo nhóm với công tác cá nhân nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng hướng nghiệp.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền độc lập tự chủ, tự giác tích cực lựa chọn nghề của mỗi HS, gắn liền với việc đánh giá thực tế điều kiện cụ thể của cuộc sống xã hội.

- Nguyên tắc giáo dục toàn diện của công tác GDHN cho học sinh.

1.3.6.2. Các con đường GDHN cơ bản cho học sinh THCS

- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản. - Hướng nghiệp qua việc dạy học các môn kỹ thuật, công nghệ, tích hợp liên môn, nghề phổ thông, lao động sản xuất.

- Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

- Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan, ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình và các tổ chức xã hội.

1.3.6.3. Các giai đoạn của công tác GDHN

Công tác GDHN trong nhà trường phổ thông đối với từng học sinh được tiến hành qua các giai đoạn sau:

+ Tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp: Học sinh được tìm hiểu, làm quen với các ngành, nghề, các dạng lao động phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất, kinh tế, xã hội, nhất là các ngành nghề đang có nhu cầu lao động ở địa phương nhằm tạo cơ sở để quyết định về hướng phát triển sự nghiệp của mình.

+ Tập dượt, thử sức mình qua học tập các bộ môn văn hóa, kỹ thuật, nghề phổ thông, qua thực hành, lao động sản xuất; học về cách đánh giá bản thân trong mối liên quan đến công việc; tự đánh giá những khả năng, điều kiện của bản thân mình trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề (kể cả điều kiện về kinh tế cho chi phí đào tạo)

+ Học cách làm kế hoạch và quyết định lựa chọn con đường học một nghề, một lĩnh vực lao động phù hợp nhất. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của công tác GDHN, chứng tỏ học sinh được chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng…hay không, khi quyết định chọn nghề. Các em sẽ thoải mái tự quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai khi đã am hiểu, tập dượt thử sức mình. Lúc đó mới có thể nói là việc chọn nghề đã dựa trên các cơ sở khoa học cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 34)