Nội dung, nhiệm vụ của hoạt động GDHN cho họcsinh THCS

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 32)

1.3.5.1. Nội dung của hoạt động GDHN cho học sinh THCS

Ở cấp THCS, nội dung chương trình hoạt động GDHN được thực hiện với thời lượng 3 tiết/tháng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nội dung bao gồm:

Tháng Tên chủ đề Nội dung

9 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học

- Ý nghĩa của việc chọn nghề. - Cơ sở khoa học của việc chọn nghề. - Những nguyên tắc chọn nghề.

10 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

- Một số khái niệm: năng lực, phù hợp nghề.

-Tự đánh giá năng lực bản thân theo yêu cầu nghề nghiệp. - Phát triển và bồi dưỡng năng lực.

11 Thế giới nghề nghiệp quanh ta

- Tính đa dạng và phong phú của thế giới nghề nghiệp. - Phân loại nghề theo đối tượng lao động.

- Bản mô tả nghề.

12 Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương

- Phương pháp tìm hiểu thông tin nghề.

- Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương.

1

Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS)

- Thông tin cơ bản về các trường Trung học phổ thông ở địa phương.

-Thông tin cơ bản về các trường Trung học chuyên nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS).

-Thông tin cơ bản về các trường Dạy nghề của Trung ương và địa phương.

- Phương pháp tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo.

2

Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS

- Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

- Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Lựa chọn hướng học tập và nghề sau khi tốt nghiệp THCS: thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục.

3 Tư vấn hướng nghiệp

- Khái niệm, sự cần thiết phải tư vấn định hướng học tập và chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

- Những sai lầm thường mắc phải khi chọn nghề. - Quy trình tư vấn cho học sinh.

4 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương

- Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế -xã hội trong giai đoạn tới.

- Nhu cầu việc làm hiện tại của địa phương

5 Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động

- Một số khái niệm về việc làm, nghề, thị trường lao động. - Đặc điểm và yêu cầu của thị trường lao động ở nông thôn và thành phố trong giai đoạn hiện nay.

- Một số thông tin về thị trường lao động.

Tuy nhiên, thực hiện Nghị định 75/2006/NĐ-CP ban hành ngày 02/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã ra văn bản hướng dẫn việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động GDHN ở cấp THCS. Theo đó, ở lớp 9 chương trình hoạt động GDHN chỉ còn 9 tiết/năm học, một số nội dung GDHN được tích hợp sang hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và môn Công nghệ. Nội dung điều chỉnh như sau:

Tháng Tên chủ đề Số tiết

8 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học 1

9 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa Phương

1

10 Thế giới nghề nghiệp quanh ta 1

11 Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương 1

12 Thông tin về thị trường lao động 1

1 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình

1

2 Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên)

1

3 Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS 1

1.3.5.2. Nhiệm vụ của hoạt động GDHN cho học sinh THCS

Nhiệm vụ của hoạt động GDHN học sinh phổ thông được ghi rõ trong quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Chính phủ. Công tác GDHN ở các trường phổ thông gồm các nhiệm vụ:

- Giáo dục thái độ lao động cho học sinh.

- Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề.

- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.

Về lâu dài trên bình diện xã hội, để làm tốt nhiệm vụ GDHN cho học sinh cấp THCS cần thực hiện cả ba nội dung: tuyên truyền định hướng về nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và tuyển chọn nghề nghiệp.

Đối với học sinh THCS, các nhà quản lý GDHN cần thiết kế, tổ chức các hoạt động GDHN chủ yếu là tìm hiểu, định hướng nghề và một phần tư vấn nghề thông qua các hoạt động dạy học nghề phổ thông, tham quan học tập theo chương trình GDHN, HN qua các môn học tích hợp, qua môn công nghệ, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)