0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Sự kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƯỞNG (KL07171) (Trang 59 -61 )

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Sự kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài: người trần thuật miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật (người quan sát có thể là người kể chuyện trực tiếp, có thể từ các nhân vật khác, có thể theo một mô thức sẵn có).

Điểm nhìn bên trong: thể hiện cái tự cảm thấy, không thể quan sát từ bên ngoài được. Điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật; bằng hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới.

Điểm nhìn của người viết nhật ký cũng cần được quan tâm và cần được xác định rõ điểm nhìn hướng nội hay điểm nhìn hướng ngoại. Nhật ký có thể nói là thể loại văn học nói lên được những vấn đề sâu kín, những suy nghĩ thật nhất của con người. Do đó, điểm nhìn từ bên trong để đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn của con

người mình. Nói, đối thoại hoặc tâm sự với chính người trần thuật như bộc bạch cảm xúc: “Em Uyên! Em Uyên! Lòng anh như lửa cháy. Anh yêu em, mà anh chỉ đành nói thế, không sao hơn được! Anh quanh quẩn bên chữ yêu, anh nhắc đi nhắc lại một chữ thiêng liêng, anh chỉ pha loãng chữ ấy, mà nào có tả rõ được u tình?” [18; 396]. Đôi khi lại tự chiêm nghiệm với bản thân: “Đời không dành cho những người chịu chiến bại. Phải ngửng đầu lên. Và phải tranh đấu. Tôi nghiệm thấy tôi, trong mọi trường hợp, đều tỏ ra một thái độ khuất phục, chịu lép vế và chịu nỗi thiệt thòi. Phải bỏ hẳn cái thái độ ấy, và phải giữ thái độ chiến đấu” [18; 595]. Tự đối thoại với chính bản thân mình: “Ta chỉ có tài viết kịch. Sao ta lại đi vào con đường tiểu thuyết?” [18; 566]. Thậm chí, khi mẹ mất ông cũng không giấu cảm xúc tiếc thương mà nhờ cuốn nhật ký gửi gắm tâm tư: “Tôi cúi xuống hôn trán mẹ, vuốt mắt cho mẹ, nắn lại mồm cho khỏi há. Than ôi! Cái người yêu tôi hơn mình, chỉ có những nhời nói dịu dàng, cái người nhân từ phúc đức, thế là đã đi, không bao giờ trở lại nữa” [18; 606]; “Vẫn văng vẳng tiếng mẹ. Tiếc thương mẹ vô cùng. Mẹ sống cho vài năm nữa cho [mình được] trọn báo hiếu chút ít có hay không? Quạnh hiu quá” [18; 611].

Qua điểm nhìn bên trong, chúng ta thấy được phần sâu kín nhất trong tư tưởng, tình cảm suy nghĩ, không thể biểu lộ ra bên ngoài được bộc lộ rõ nét, chân thành, xúc động.

Điểm nhìn từ chính người kể đánh giá về những người xung quanh thể hiện rõ điểm nhìn bên ngoài. “Cháu Sa về, nó đã phong trần quá. Quần áo tiều tụy, cái hòm đen… Đời đã bỏ nó, xã hội đã không nhận nó, đem chiếc thân tật bệnh về, ái ngại thay” [18; 362]. “Hoa Nở hay hát, hay múa, hay vẽ…Gan góc không sợ chết, nhưng một hôm ra khe Chít giết trâu, thấy những mả mới của anh em trong đơn vị, khóc…Nở hay vẽ. Hay đọc sách chính trị. Những buổi trưa, muốn vẽ, không ngủ, ra đứng trước chuồng xem để vẽ. Muốn vẽ cuốc đất như thế nào thì trưa không nghỉ, ra cuốc để xem tay nào trên tay nào dưới”, “Đẩu: ngày hòa bình về, họp gia đình, bắt cả bố mẹ vợ đã 70 tuổi, phải hát bài Dân quân Việt Nam. Bố vợ móm không còn răng cũng hát một cách ngọng líu ngọng lường” [20; 363].

Qua sự kết hợp linh hoạt giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài, ta thấy được một bức tranh toàn diện về tâm hồn, suy nghĩ của người viết nên nó. Qua đó cũng hiểu thấu được những tâm tư tình cảm của tác giả mà ở đây không ai khác chính là Nguyễn Huy Tưởng.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƯỞNG (KL07171) (Trang 59 -61 )

×