Ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, gần gũi, tự do

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu nhật ký nguyễn huy tưởng (KL07171) (Trang 51)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.3. Ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, gần gũi, tự do

Với những đặc điểm của thể loại nhật ký, những trang nhật ký được viết ra chỉ dành riêng cho bản thân mình. Bởi vậy nên những từ ngữ được viết ra với phong thái hết sức tự do bởi nó không chịu bất kỳ một sự chi phối nào từ bên ngoài. Người viết có thể tự do bày tỏ những cảm xúc, quan điểm của mình về các sự việc, bàn và tỏ thái độ về những vấn đề xoay quanh bản thân trong cuộc sống. Ngôn ngữ trong nhật ký cũng hết sức giản dị, nó được sắp xếp theo một trình tự thời gian nhất định, người đọc khi tiếp nhận có thể đoán định được những gì mà tác giả viết theo từng chặng đường của họ. Và nhật ký Nguyễn Huy Tưởng có sự hội tụ đầy đủ của đặc điểm ngôn ngữ này. Chính vì những dòng nhật ký này thuộc về riêng cá nhân ông nên trong cách thể hiện cũng như lối viết, Nguyễn Huy Tưởng sử dụng ngôn ngữ rất giản dị, tự do và gần gũi với cuộc sống thường ngày. Đó là những trang nhật ký viết về cuộc sống mới cưới của hai vợ chồng, những phút giây ấm áp và hạnh phúc biết bao! Những trang nhật ký viết về những tháng ngày sống cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của Nguyễn Huy Tưởng đã được người biên soạn Nguyễn Huy Thắng phân thành một mục trong tập nhật ký thứ nhất của Nguyễn Huy Tưởng. Đó chính là

phần Phục lục: Một thiên ký sự : ngót một tháng tân hôn , tác giả ghi lại sau những trang nhật ký đề ngày 13/3/1940. Và đã có không ít lần Nguyễn Huy Tưởng thể hiện tình cảm nồng nhiệt với vợ trong những trang nhật ký của mình: “Uyên, Uyên yêu quí, muôn lần yêu quí, em nên vững dạ mà tin chồng! Ta yêu em vô cùng, yêu em mãi mãi” [18; 375]. Đó còn là những trang nhật ký viết về những điều bất hòa với bạn bè: “Tôi thường tức giận (một cách ngấm ngầm) các bạn trong sở như Bách và Kham – họ như có ý khinh tôi. Kham thì tự đắc ra bộ ta đây, Bách thì không mấy khi nói với tôi, tỏ ý cho tôi là hèn mạt. Thấy tôi sang Caisse (quỹ), họ im không nói chuyện nữa. Rồi Kham lủi ra về, coi tôi như đứa không thèm nói chuyện với. Tôi vốn kẻ kiêu ngạo, bị những vố ấy tức lắm và đau khổ vô cùng…” [18; 149]. Những dòng nhật ký tự vấn với chính bản thân mình, đưa ra những khuyết điểm và mong được thay đổi. Tiêu biểu là những trang nhật ký tự kiểm thảo ngày 7/7/1953, khi tác giả theo học tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc về, ở đây có nêu rõ những sai lầm cũng như những khiếm khuyết cần phải thay đổi của chính bản thân tác giả. Đó chính là sự nhận định, tự kiểm điểm sâu sắc nhất. Ngoài ra, đáng chú ý trong những trang nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng còn là những quan sát rất thật của ông trên đường đi chiến dịch hay trong chuyến đi thực tế Điện Biên, tất cả đều được tái hiện rõ nét qua những trang nhật ký của ông… Có những giai đoạn, trong chiến dịch nhiều khi muốn viết, tác giả phải tốc ký thật nhanh, đó chính là nguyên do tạo nên đặc điểm ngôn ngữ ngắn gọn trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

3.3. Ngƣời trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy Tƣởng

3.3.1. Ngôi kể

3.3.1.1. Cơ sở lí luận

Thể loại nhật ký chủ yếu sử dụng hình thức ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”, “mình” hoặc “chúng tôi”. Hình tượng cái “tôi” tác giả trong nhật ký không gì có thể phủ nhận được yếu tố tâm tình, trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong nhật ký. Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự, trò chuyện của người viết với chính bản thân họ nên việc ai là đối tượng tiếp nhận nhật ký không phải là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, sức thu hút của một cuốn nhật ký phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc sâu sắc

của cái “tôi” tác giả trước đời sống, phụ thuộc vào khuynh hướng thẩm mĩ và phẩm chất đạo đức của người viết nhật ký. Bởi vậy, độ dày giá trị của nhật ký do độ dày của đời sống nội tâm người viết quyết định nên. Điều đó cũng tạo nên chiều sâu nhân văn của tác phẩm. Cái “tôi” trong nhật ký không ghi chép hoặc phản ánh một cách thụ động, máy móc hiện thực về cuộc sống và con người mà phải tái tạo, biểu đạt một cách chủ động, sáng tạo trước hình thức đó. Cái “tôi” đó không chỉ đảm bảo tính xác thực của đối tượng miêu tả mà còn phải bằng tiếng nói của cảm xúc bồi đắp cho hình tượng nghệ thuật thêm phong phú, sống động. Sự tinh nhạy của người viết trong việc lựa chọn chi tiết, sự việc, hiện tượng để đưa vào nhật ký sẽ quyết định thêm nhiều giá trị khác nữa của nhật ký.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hoặc nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến, khác với hồi ký, nhật ký chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra chưa lâu” [4, 237]

Thể loại nhật ký tái hiện và ghi chép lại từng chặng đường của bản thân người kể.

3.3.1.2. Ngôi kể trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng

Về căn bản, Nguyễn Huy Tưởng kể lại những diễn biến cuộc đời mình qua những trang nhật ký bằng ngôi thứ nhất. Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, nhân vật trung tâm là tác giả nhật ký gắn với ngôi kể thứ nhất. Mọi việc được ghi chép ra đều được soi ngắm qua lăng kính chủ quan của tác giả. Mỗi tác giả có một cái nhìn, một suy nghĩ khác nhau. Do vậy, trong những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những cuốn nhật ký khác nhau.

Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi thấy lời kể của tác giả luôn ở ngôi thứ nhất, thường xuyên xuất hiện dưới các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít: “tôi”, “mình”: “Tôi xem xong một quyển ái tình luân lý xã hội tiểu thuyết là Résurrection của nhà danh sĩ nước Nga soạn..” [18; 21].

“Hôm nay tôi nhớ mẹ tôi quá, tôi thương mẹ tôi quá! Tôi bèn làm một bài ca. Làm xong, tôi thấy bồn chồn trong người. Rồi tôi lấy bản giáp, đem đèn xuống bếp

đốt bản ấy đi… tôi đốt đi để cho chữ ấy bay về quê hương tôi mà an ủi lấy mẹ già quí hóa của tôi” [18; 87]. “Việc hôn nhân tiến hành. Tôi muốn mà vừa không muốn. Vợ tôi là con một người thương tá, tức là một ông quan. Ông cô ta trước là bạn với cha tôi và ở họ cô ta có người lấy ông nội tôi, người đó chính là bà ruột tôi. Nhà cô ta sang trọng…” [18; 351]. “Tôi không còn thiết gì nữa, vì xem tình hình thì mẹ tôi có lẽ là không sống được nữa... Tôi nhớ mẹ tôi trong mọi cảnh đời tôi… Tôi muốn mẹ tôi sống lâu nữa. Và tôi thèm những người có mẹ thọ” [18; 600]….

Nhiều khi đại từ nhân xưng không xuất hiện nhưng dáng dấp của người viết, của chủ thể vẫn hiện diện rõ qua sự việc, qua suy nghĩ đang diễn ra trong nhật ký. Người viết dù không xưng danh nhưng ta vẫn cảm nhận được vị trí trung tâm của họ qua sự việc, qua suy nghĩ đó: “Văn Cao rách dạ dày. Nghỉ ở Thuận Châu. Đêm mổ cho Văn Cao: một đêm agitée. Hình ảnh những thày thuốc dân y và quân y, cái quyết tâm của họ có một cái gì cảm động…. Tội ác của giặc còn nhiều: một thằng sĩ quan nuôi hổ, cho ăn xác chết. Nó cắn hại nhân dân” [20; 315].

Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, những sự việc xảy ra đều được tác giả ghi lại rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết. Tất cả những điều đó đều do người viết chứng kiến, tận mắt thấy tai nghe, thậm chí còn trực tiếp tham gia. Những gì xảy ra đó có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chính tác giả. Tuy nhiên, trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, ông cũng đặc biệt quan tâm đến những tình cảm chân thành của mình, ghi chép lại tất cả một cách chân thực và sâu sắc. Hình thức tự sự ngôi thứ nhất cho phép người viết tự mình bộc bạch, ghi chép theo chủ quan của mình. Hình tượng tác giả hiện lên một cách trực tiếp, là trung tâm của mọi vấn đề, sự kiện xảy ra. Tác giả không bao giờ vắng mặt của cái tôi giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc cũng như ghi chép sự kiện. Đồng thời, lời kể ngôi thứ nhất đem lại cho thể loại này sự chân thật, độ tin cậy cao. Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách đối với bạn đọc.

Như vậy, trong gần 1700 trang nhật ký của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng ngôi kể thứ nhất để tái hiện lại câu chuyện cuộc đời mình, qua đó người đọc thấy hiện lên chân dung một nhà văn với tất cả những nét dung dị đời thường cho

3.3.2. Điểm nhìn của người trần thuật

3.3.2.1. Khái niệm điểm nhìn

Trong tác phẩm, mỗi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả thường tạo ra kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả. Có thể đó là người trần thuật ngôi thứ ba ẩn mình và trần thuật theo ngôi thứ nhất lộ diện, đồng thời là nhân vật. Trong hồi ký, tùy bút, người trần thuật thường trực tiếp xưng tôi.

Từ lâu, vấn đề “điểm nhìn” đã được nghiên cứu, từ đầu thế kỉ XIX với Anna Barbauld, cuối thế kỷ XIX với Henri James (1884), đầu thế kỷ XX với Friedman, Foster, Tomasevski, từ những năm 40 trở đi được nghiên cứu sâu hơn với Todorov, Genette, Lotman, Bakhtin….

Điểm nhìn trần thuật là vị trí để từ đó người kể chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện, hiện tượng, hành vi của đời sống. Điểm nhìn là khởi điểm mà việc trần thuật trải ra trong không gian và thời gian văn bản, giá trị sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn.

Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính, địa vị, tâm lí của nhân vật. Điểm nhìn người trần thuật lại có thể tựa vào điểm nhìn của nhân vật để miêu tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật…

Điểm nhìn của người kể, người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hành động, nhân vật lại có điểm nhìn riêng, chọn một điểm xuất phát để từ đó theo hướng thiện hay hướng nghịch để triển khai hoặc rút ngắn sự kiện, có tác dụng cô đặc hay vươn ra ngoài cốt truyện.

Điểm nhìn của nhân vật chia cắt từng khúc đoạn thực tế, nhưng điểm nhìn của người kể thì luôn luôn thấu suốt trên một trục thời gian được lựa chọn trước và xâu chuỗi lại nhờ sự liên hệ với người đọc.

3.3.2.2. Điểm nhìn của người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng

Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến. Ở đây, người trần thuật hay chính là Nguyễn Huy Tưởng đã

trực tiếp xưng “Tôi” và kể lại những câu chuyện, những diễn biến trong cuộc đời mình. Điểm nhìn của “tôi” giữ vai trò định hướng cố định cho độc giả. Chủ thể trần thuật khi giữ vai trò là người quan sát các nhân vật xung quanh khác thì anh ta chỉ kể lại những gì đã được nghe và thấy được, từ đó thuật lại theo quan điểm chủ quan của mình. Điểm nhìn trong nhật ký được giới hạn vào điểm nhìn của “tôi”. Nhân vật chính xưng “tôi” có thể là một trong những nhân vật chính, đang kể lại câu chuyện của mình hoặc đóng vai trò là nhân chứng kể lại câu chuyện của người khác, cũng có khi vừa là nhân chứng, vừa là nhân vật chính trong câu chuyện được kể. “Tôi” không hoàn toàn đứng ngoài quan sát thuần túy mà “tôi” có thể bộc lộ nội tâm, đánh giá của mình trực tiếp về nhân vật khác. “Tôi” vừa kể lại những hành động, lời nói của nhân vật và tôi cũng có thể lí giải những mâu thuẫn tâm lí của nhân vật. Vì vậy, có thể nói điểm nhìn từ nhân vật “tôi” có thể có sự di chuyển từ ngoài vào trong, soi rõ những ngóc ngách tâm lí của nhân vật. Bên cạnh đó, cũng có thể có hiện tượng nhiều điểm nhìn của nhiều nhân vật cùng chiếu vào một sự vật, sự việc nào đó. Lúc đó, chủ thể trần thuật xưng “tôi” giữ vai trò kể lại tất cả những điều mà nhân vật thấy và đánh giá đó đến cho độc giả qua lăng kính trần thuật của anh ta.

Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng có đoạn: “Tối ăn cơm xong thì anh Rạng và anh Ích đến rủ tôi đi chúc mừng các ông giáo cũ… Tôi vốn học trong lớp không có gì xuất sắc nên các ông giáo đối với tôi cũng ít cảm tình… chúng tôi vào nhà ông Tảo..Hỏi anh Ích có học gì không… Lại hỏi anh Rạng mấy lời tâm phúc, quay sang bàn với anh Tuất về chuyện khoa học. Tôi đã tưởng bây giờ thì ông hỏi đến..ai ngờ ông lại hỏi đến anh Ý là người giỏi Pháp văn bây giờ làm gì... tôi thì chán quá rồi. Một lúc lui ra, lòng đà sầu muộn”. Nhân vật “tôi” hay chính là Nguyễn Huy Tưởng ký thác vào những trang nhật ký, kể lại sự việc ông cùng mấy người bạn đến chúc mừng các thầy giáo cũ, ta thấy điều làm cho chủ thể trần thuật sầu muộn đó chính là việc không tạo được cảm tình với các thầy giáo của mình.

Không chỉ chú ý thuật lại những câu chuyện về bản thân mình, Nguyễn Huy Tưởng còn có sự di chuyển điểm nhìn sang các nhân vật xuất hiện xung quanh cuộc sống của tác giả, từ đó có những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân về những

người đó. Như trong chuyến đi thực tế ở Điện Biên, ông quan sát mọi sự xung quanh và tỏ thái độ yêu mến đối với một người tên là Hoa Nở, đây chính là nguyên mẫu nhân vật Hớn Hở trong tiểu thuyết “Bốn năm sau” của ông. “Hoa Nở ngồi làm giáo án cho lớp học dạy dân bản Pom La. Anh là một giáo viên. Người hay hát, hay đùa… Xung phong tòng quân. Khi đi còn bé... Xung phong làm cấp dưỡng cho một trung đội. Ai cũng ngại làm cấp dưỡng vì khói ra, có an hem bị bom hy sinh. Khói lại ra chậm, người đun nấu bị hun. Nhưng Hoa Nở cứ xin vào. Một hôm đến A1, lạc đường. Phải bơi qua sông Nậm Rốm, vào ẩn ở một bụi, tối mới trở về… Ngày lao động, trồng cam, tưới nước. Tối về làm ông giáo bình dân... Hoa Nở hay hát, hay múa, hay vẽ. Đã bị thương, được phục viên. Nghe tin đi Điện Biên, lại xung phong đi... Gan góc không sợ chết, nhưng một hôm ra khe Chít giết trâu, thấy những mả mới của anh em trong đơn vị, khóc”.

Thêm vào đó, Nguyễn Huy Tưởng còn có sự quan sát về các vấn đề xoay quanh bản thân mình, như trong cải cách ruộng đất những năm 1953-1956, ông trực tiếp ghi lại những sai lầm của cải cách ruộng đất, người dân hoang mang, đồng thời ông cũng trực tiếp bày tỏ quan điểm riêng của bản thân mình.

Nhật ký giúp ông ghi lại một cách tức thời những gì mắt thấy, tai nghe. Đó có thể là hình ảnh một vùng núi non Tây Bắc lúc ráng chiều, một cảnh sinh hoạt của dân tứ chiếng Liên khu ba trong kháng chiến hay đơn giản là một vài từ ngữ địa phương vùng Kinh Bắc… Nguyễn Huy Tưởng có ba chuyến công tác dài hạn thoát ly khỏi cơ quan văn nghệ. Đó là lần đi Chiến dịch Biên Giới nửa cuối năm 1950, lần đi học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc khóa IV, năm 1951 – 1952, và lần đi công tác

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu nhật ký nguyễn huy tưởng (KL07171) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)