7. Cấu trúc luận văn
3.3.2.1. Khái niệm điểm nhìn
Trong tác phẩm, mỗi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả thường tạo ra kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả. Có thể đó là người trần thuật ngôi thứ ba ẩn mình và trần thuật theo ngôi thứ nhất lộ diện, đồng thời là nhân vật. Trong hồi ký, tùy bút, người trần thuật thường trực tiếp xưng tôi.
Từ lâu, vấn đề “điểm nhìn” đã được nghiên cứu, từ đầu thế kỉ XIX với Anna Barbauld, cuối thế kỷ XIX với Henri James (1884), đầu thế kỷ XX với Friedman, Foster, Tomasevski, từ những năm 40 trở đi được nghiên cứu sâu hơn với Todorov, Genette, Lotman, Bakhtin….
Điểm nhìn trần thuật là vị trí để từ đó người kể chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện, hiện tượng, hành vi của đời sống. Điểm nhìn là khởi điểm mà việc trần thuật trải ra trong không gian và thời gian văn bản, giá trị sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn.
Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính, địa vị, tâm lí của nhân vật. Điểm nhìn người trần thuật lại có thể tựa vào điểm nhìn của nhân vật để miêu tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật…
Điểm nhìn của người kể, người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hành động, nhân vật lại có điểm nhìn riêng, chọn một điểm xuất phát để từ đó theo hướng thiện hay hướng nghịch để triển khai hoặc rút ngắn sự kiện, có tác dụng cô đặc hay vươn ra ngoài cốt truyện.
Điểm nhìn của nhân vật chia cắt từng khúc đoạn thực tế, nhưng điểm nhìn của người kể thì luôn luôn thấu suốt trên một trục thời gian được lựa chọn trước và xâu chuỗi lại nhờ sự liên hệ với người đọc.