0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Điểm nhìn của người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƯỞNG (KL07171) (Trang 55 -58 )

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2.2. Điểm nhìn của người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy

Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến. Ở đây, người trần thuật hay chính là Nguyễn Huy Tưởng đã

trực tiếp xưng “Tôi” và kể lại những câu chuyện, những diễn biến trong cuộc đời mình. Điểm nhìn của “tôi” giữ vai trò định hướng cố định cho độc giả. Chủ thể trần thuật khi giữ vai trò là người quan sát các nhân vật xung quanh khác thì anh ta chỉ kể lại những gì đã được nghe và thấy được, từ đó thuật lại theo quan điểm chủ quan của mình. Điểm nhìn trong nhật ký được giới hạn vào điểm nhìn của “tôi”. Nhân vật chính xưng “tôi” có thể là một trong những nhân vật chính, đang kể lại câu chuyện của mình hoặc đóng vai trò là nhân chứng kể lại câu chuyện của người khác, cũng có khi vừa là nhân chứng, vừa là nhân vật chính trong câu chuyện được kể. “Tôi” không hoàn toàn đứng ngoài quan sát thuần túy mà “tôi” có thể bộc lộ nội tâm, đánh giá của mình trực tiếp về nhân vật khác. “Tôi” vừa kể lại những hành động, lời nói của nhân vật và tôi cũng có thể lí giải những mâu thuẫn tâm lí của nhân vật. Vì vậy, có thể nói điểm nhìn từ nhân vật “tôi” có thể có sự di chuyển từ ngoài vào trong, soi rõ những ngóc ngách tâm lí của nhân vật. Bên cạnh đó, cũng có thể có hiện tượng nhiều điểm nhìn của nhiều nhân vật cùng chiếu vào một sự vật, sự việc nào đó. Lúc đó, chủ thể trần thuật xưng “tôi” giữ vai trò kể lại tất cả những điều mà nhân vật thấy và đánh giá đó đến cho độc giả qua lăng kính trần thuật của anh ta.

Trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng có đoạn: “Tối ăn cơm xong thì anh Rạng và anh Ích đến rủ tôi đi chúc mừng các ông giáo cũ… Tôi vốn học trong lớp không có gì xuất sắc nên các ông giáo đối với tôi cũng ít cảm tình… chúng tôi vào nhà ông Tảo..Hỏi anh Ích có học gì không… Lại hỏi anh Rạng mấy lời tâm phúc, quay sang bàn với anh Tuất về chuyện khoa học. Tôi đã tưởng bây giờ thì ông hỏi đến..ai ngờ ông lại hỏi đến anh Ý là người giỏi Pháp văn bây giờ làm gì... tôi thì chán quá rồi. Một lúc lui ra, lòng đà sầu muộn”. Nhân vật “tôi” hay chính là Nguyễn Huy Tưởng ký thác vào những trang nhật ký, kể lại sự việc ông cùng mấy người bạn đến chúc mừng các thầy giáo cũ, ta thấy điều làm cho chủ thể trần thuật sầu muộn đó chính là việc không tạo được cảm tình với các thầy giáo của mình.

Không chỉ chú ý thuật lại những câu chuyện về bản thân mình, Nguyễn Huy Tưởng còn có sự di chuyển điểm nhìn sang các nhân vật xuất hiện xung quanh cuộc sống của tác giả, từ đó có những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân về những

người đó. Như trong chuyến đi thực tế ở Điện Biên, ông quan sát mọi sự xung quanh và tỏ thái độ yêu mến đối với một người tên là Hoa Nở, đây chính là nguyên mẫu nhân vật Hớn Hở trong tiểu thuyết “Bốn năm sau” của ông. “Hoa Nở ngồi làm giáo án cho lớp học dạy dân bản Pom La. Anh là một giáo viên. Người hay hát, hay đùa… Xung phong tòng quân. Khi đi còn bé... Xung phong làm cấp dưỡng cho một trung đội. Ai cũng ngại làm cấp dưỡng vì khói ra, có an hem bị bom hy sinh. Khói lại ra chậm, người đun nấu bị hun. Nhưng Hoa Nở cứ xin vào. Một hôm đến A1, lạc đường. Phải bơi qua sông Nậm Rốm, vào ẩn ở một bụi, tối mới trở về… Ngày lao động, trồng cam, tưới nước. Tối về làm ông giáo bình dân... Hoa Nở hay hát, hay múa, hay vẽ. Đã bị thương, được phục viên. Nghe tin đi Điện Biên, lại xung phong đi... Gan góc không sợ chết, nhưng một hôm ra khe Chít giết trâu, thấy những mả mới của anh em trong đơn vị, khóc”.

Thêm vào đó, Nguyễn Huy Tưởng còn có sự quan sát về các vấn đề xoay quanh bản thân mình, như trong cải cách ruộng đất những năm 1953-1956, ông trực tiếp ghi lại những sai lầm của cải cách ruộng đất, người dân hoang mang, đồng thời ông cũng trực tiếp bày tỏ quan điểm riêng của bản thân mình.

Nhật ký giúp ông ghi lại một cách tức thời những gì mắt thấy, tai nghe. Đó có thể là hình ảnh một vùng núi non Tây Bắc lúc ráng chiều, một cảnh sinh hoạt của dân tứ chiếng Liên khu ba trong kháng chiến hay đơn giản là một vài từ ngữ địa phương vùng Kinh Bắc… Nguyễn Huy Tưởng có ba chuyến công tác dài hạn thoát ly khỏi cơ quan văn nghệ. Đó là lần đi Chiến dịch Biên Giới nửa cuối năm 1950, lần đi học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc khóa IV, năm 1951 – 1952, và lần đi công tác cải cách ruộng đất năm 1953 – 1954. Với mỗi chuyến công tác, do yêu cầu nhiệm vụ được giao và định hướng ghi chép của người viết, nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đều có những sắc thái khác nhau. Trong chiến dịch Biên Giới, những ghi chép thường nhật của ông thiên về chuyện binh bị. Ở trường Đảng, có nhiều ngày tác giả không ghi gì về mình mà chỉ chép chuyện người, những học viên cùng tổ mà ông khâm phục và muốn lấy tư liệu để viết về họ. Còn khi tham gia công tác phát động quần chúng, nhật ký Nguyễn Huy Tưởng thực chất là những đúc rút công việc hàng

ngày của một cán bộ trực tiếp điều hành. Từ điểm nhìn của người trần thuật, bạn đọc thấy được hình tượng trung tâm của tác phẩm là một con người bằng xương bằng thịt, cũng có những suy nghĩ riêng tư thầm kín, cảm nhận thế giới theo lăng kính chủ quan của người viết.

“Phải trữ văn cho nhiều, khi dùng đến sẽ được thư thả” - Nguyễn Huy Tưởng đã dặn mình như thế trong nhật ký, và đến lượt mình, nhật ký lại trở thành một kho “tàng thư” cho ông những khi cần đến.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƯỞNG (KL07171) (Trang 55 -58 )

×