Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 57 - 59)

C. Anh không nên quan tâm đến đời tư của tôi như vậy.

3.7. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh và thu được kết quả, tổng họp lại thành bảng số liệu sau:

Dựa vào hai bảng trên, ta có thể nhận thấy kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh ở lóp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt khá rõ rệt.

Ớ khối 3, ta thấy ở lớp đối chứng học sinh xác định ở mức trung bình còn khá nhiều chiếm 28,6%. Nhưng ở lớp thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả

Kết quả

Lóp 3A1 (35 HS - lớp đôi chứng) Lớp 3A2 (35 HS - lớp thực nghiệm)

Sô lượng % Sô lượng %

Giỏi 20 57,1% 27 77,1%

Khá 5 14,3% 5 14,3%

TB 10 28,6% 3 8,6%

Bảng 1: Ket quả của lớp thực nghiêm và lớp đối chứng khối lớp 3

Kết quả

Lớp 4A6 (35 HS - lớp đôi chứng) Lớp 4A7 (35 HS - lớp thực nghiệm)

Sô lượng % Sô lượng %

Giỏi 13 37,1% 20 57,1%

Khá 13 37,1% 9 25,7%

TB 9 25,7% 6 17,1%

khá khả quan, học sinh nhận dạng và sử dụng tính từ ở mức độ giỏi tăng lên và học sinh xác định ở mức độ trung bình chỉ còn 8,6%. Như vậy, thực

nghiệm đã mang lại một kết quả khá tốt và có thể tin tưởng được.

Ớ khối 4, ta cũng thấy được sự khác biệt giữa hai lóp. Lớp thực nghiệm có số học sinh nhận dạng và sử dụng tính từ ở mức độ giỏi cao hơn hẳn số học sinh ở lớp đối chứng, chiếm 57,1%. số học sinh ở mức độ khá và trung bình của lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng, số HS trung bình của lớp đối chứng vẫn còn 25,7%; lớp thực nghiệm số học sinh ở mức trung bình chỉ còn lại 6 HS, chiếm 17,1%.

Như vậy, chúng tôi thấy răng sau một thời gian tiến hành thực nghiệm thì kết quả đạt được như sau: Kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ đã có chiều hướng đi lên tích cực, các em hứng thú tham gia tiết học Luyện từ và câu, rất sôi nối và vui tươi.

Những kết quả thu được ở trên đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp mà tôi đề xuất. Đe tài hoàn toàn có thể vận dụng vào việc dạy - học tính từ của giáo viên cũng như học sinh trong trường tiểu học và rèn luyện được kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiếu học.

KẾT LUẬN

Từ loại là một mảng kiến thức quan trọng và khó của tiếng Việt, đế tìm hiểu sâu về từ loại đối với học sinh lứa tuổi Tiểu học là một vấn đề còn khá khó khăn. Việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại nói chung và tính từ nói riêng là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học vì trên thực tế dạy học luôn găp những khó khăn và tồn tại nhất định. Đe nắm bắt được điều này, tôi đã khảo sát thực tế giảng dạy cũng như kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học để thu thập những thông tin cần thiết. Từ đó, tôi đã tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của thực trạng dạy học và kĩ năng năng nhận diện và sử dụng tính từ của học sinh Tiểu học.

Khi đã nắm đầy đủ những tồn tại và khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy và học, tôi bắt đầu đầu tư nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ cho các em. Cụ thể trong đề tài này tôi đã đề xuất một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực sử dụng tính từ cho học sinh Tiểu học đó là:

- Nâng cao năng lực hiểu biết về tính từ cho giáo viên và học sinh

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng hệ thống bài tập về tính từ

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn

- Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò chơi học tập

Đe khẳng định hiệu quả của những biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. Măc du những biện pháp đề xuất còn mang tính chủ quan nhưng qua thực nghiệm, các biện pháp ấy cũng đã bước đầu mang lại hiệu quả đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w