Khi thực hành dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tậptheo trình tự:
- Giúp học sinh xác định và ôn lại các đặc trưng của khái niệm có liên quan. - Vận dụng khái niệm đó vào ngữ liệu của bài tập, từ đó xác định kiến thức cần nhận diện, phân tích.
- Phân tích các đặc điểm của đối tượng vừa tìm được và đối chiếu với đặc trưng của khái niệm. Qua đó củng cố thêm khái niệm của bài học.
- Với bài tập vận dụng sáng tạo: đây là những bài tập khó đòi hỏi học sinh phải vận dụng tống hợp nhiều kiến thức lý thuyết đã học một cách chắc chắn, linh hoạt và sáng tạo để làm các bài tập tổng hợp, phân định nhiều từ loại một lúc, phân định trong các trường hợp chuyến loại của tính từ.
Các bài tập vận dụng sáng tạo không bị quy định bởi mẫu câu hoặc cấu trúc có sẵn nào. Giáo viên có thế xây dựng bài tập phân định những từ trong lời nói, trong các văn bản mà học sinh khó xác định, dễ làm nhầm lẫn. Bài tập này có nhiệm vụ đưa những hiếu biết lý thuyết của học sinh vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, rèn luyện năng lực lời nói cho học sinh. Bài tập này khi dạy, giáo viên cần lưu ý có biện pháp dạy học linh hoạt và phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học thông qua xây dụng hệ thống bài tập về tính từ dụng hệ thống bài tập về tính từ
Thời gian cho phần luyện tập bao giờ cũng nhiều hơn thời gian cho phần cung cấp khái niệm. Đe đáp ứng đúng định hướng và đạt được mục đích, giáo viên cần chú trọng nội dung thực hành (xây dựng các bài tập), không sa đà vào việc nhận diện và phân loại một cách hàn lâm; gắn nội dung dạy học với những tính huống
giao tiếp quen thuộc và thực tiễn giao tiếp sinh động hàng ngày để học sinh sử dụng tính từ đúng trong giao tiếp.
Khi xây dựng hệ thống bài tập về tính từ cần lứu ý một số điểm sau: - Bài tập đưa ra phải đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và phong phú về mặt hình thức.
- Bài tập phải phù hợp với năng lực của học sinh, kích thích được tư duy sáng tạo của học sinh.
*Dạng bài tập xác định tính từ
Dạng bài tập này yêu cầu học sinh ở mức độ đơn giản là nhận dạng và xác định tính từ trong các câu hay đoạn văn cho trước. Dạng bài này giúp các em ôn lại khái niệm thế nào là tính từ.
Ví dụ:
Bài 1: Tìm các tính từ trong đoạn thơ sau :
Cao Bang, rõ thật caoỉ Rồi dần bằng bắng xuống Đầu tiên là mận ngọt Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong.
(Cao Bằng - Trúc Thông) (Đáp án; cao, ngọt, dịu dàng, thương, thảo, lành, hiền, trong.)
Bài 2: Xác định tính từ trong đoạn văn sau:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng Như miệng em cười đâu đấy thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
(Theo Thu Hà)
(Đáp án: thơm đậm,ngọt, xa, thơm, trong, trắng, xinh, sáng, màu trắng, ngan ngát, đẹp, lộng lây, tỉnh khiết.)
*Dạng bài tập xác định tính từ chỉ chất và tính từ quan hệ
- Tính từ chỉ chất được hiếu là những tính từ vốn mang ý nghĩa tính chất chứ không phải vay mượn nó ở lóp từ khác. Đe rèn cho các em nhận dạng được loại tính từ này ta có thể cho các học sinh xác định, đặt câu và rút ra nhận xét.
Ví dụ:
Bài 1: Em hãy xác định tính từ trong các câu sau. Em có nhận xét gì về các tính từ vừa tìm được?
a. Mai có nước da đẹp. b. Mẹ yêu con rất nhiều. c. Món đồ này rất đắt.
d. Lan là một người con gái tốt.
Sau khi học sinh xác định được: đẹp, nhiều, đắt, tốt là tính từ, giáo viên cho học sinh nhận xét về các tính từ vừa tìm được: đây là những tính mà bản thân nó đã có ý nghĩa tính chất. Đẹp, tốt: là tính từ có ý nghĩa phẩm chất; nhiều, đắt: là những những tính từ có ý nghĩa về lượng.
- Đe xác định được tính từ quan hệ, học sinh phải hiểu được tính từ quan hệ là tính từ có ý nghĩa tính chất được vay mượn ở ý nghĩa thực tế của danh từ.
Bài 2: Các từ gạch chân dưới đây thuộc từ loại gì? Các từ đó có ý nghĩa gốc thuộc từ loại nào?
a. Cô ấy trông rất sang trong.
b. Nhìn cách ăn mặc của anh rất nghê sĩ.
c. Ông quần được xắn lên đến bắp chân trông rất nông dân. d. Cô là con người rất Viêt Nam.
e. Anh có giọng nói rất Huế.
*Dạng bài tập xác định tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ
- Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải xác định được đâu là tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và đâu là tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ. Hai loại tính từ này ta có thể dễ dàng phân biệt được: tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ có thể kết họp được với các phó từ chỉ thang độ: rất, hơi, quảTính từ không xác định thang độ không kết họp với các phó từ chỉ thang độ.
Bài 1: Em hãy điền các từ rất, hơi, quả, lam vào dấu ... sao cho phù họp. a. Anh làm như vậy là ... quá quắt.
b. Cô bé đeo chiếc nơ trên đầu trông ... xinh xắn.
c. Hôm nay, được mẹ mua cho chiếc cặp mới, em vui . . . . d. Trời hôm nay đẹp ... cậu nhỉ?
e. Mẹ mua cho em chiếc áo ... đẹp. f. Bạn Lan ... dịu dàng.
g. Thanh sắt này ... cứng.
Sau khi làm xong bài tập, giáo viên cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận các từ đứng trước hoặc sau các phụ từ chỉ mức độ là tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ.
Bài 2: Các từ gạch chân dưới đây thuộc từ loại nào? Có thể thêm các từ rất,
a. Vấn đề chính ở đây là dạy học phải thật hiệu quả. b. Học tập là quyền lợi chung của tất cả mọi người.