C. Anh không nên quan tâm đến đời tư của tôi như vậy.
2.3. Rèn kĩ năng sử dụng tínhtừ cho học sinh thông qua dạy học phân môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn
môn Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn
Tính từ là một phần kiến thức khá lí thú trong tiếng Việt nhưng vô cùng phức tạp, do vậy dạy tính từ không chỉ dạy trong phân môn Luyện từ và câu mà phải dạy trong cả các phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn.
Kết hợp dạy tính từ xen trong các phân môn khác sẽ giúp học sinh không những củng cố được kiến thức về tính từ mà còn mở rộng thêm cho học sinh những tính từ mà các em chưa biết.
Phân môn Tập đọc là một phân môn hỗ trợ rất tốt cho việc rèn luyện tính từ của học sinh. Thông qua các bài Tập đọc học sinh được rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ngay từ các bài thơ, bài văn...Các em hiểu tác dụng của cách sử dụng tính từ đặt câu, vận dụng tính từ đế nói, đế viết sao cho hay, có hình ảnh. Từ đó, các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng tính từ để đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, có thói quen sử dụng tính từ phù hợp, đúng văn cảnh.
Trong một bài tập đọc, giáo viên nên lồng ghép cho học sinh xác định những tính từ có trong bài và đặc biệt là phải giải nghĩa từ một các thiết thực nhất để học sinh hiểu được tính từ đó. Qua đó, các em sẽ biết và hiểu thêm về tính từ đó và cách sử dụng tính từ để vận dụng vào cuộc sống.
Ví dụ: bài tập đọc “Cánh diều tuổi thơ” (Tiếng Việt 4 tập 1, tr.146)
Khi luyện đọc, giáo viên sẽ lưu ý học sinh những từ: mềm mại, vỉ vu, trầm
bong, huyền ảo, ... giáo viên sẽ cho học sinh xác định từ loại của các từ trên và đặc
biệt chú ý giải nghĩa từ cho học sinh hiếu ý nghĩa của từ. Huyền ảo: là đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư. Những từ ngữ trên làm cho câu văn trở nên có hình ảnh hơn, “Cánh diêu mêm mại như nhũng cánh bướm” ta có thể thấy được sự chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển của cánh diều trên bãi cỏ xanh mởn. Giáo viên có thể cho học sinh sử dụng những từ ngữ này để thực hành đặt câu luôn tại lớp.
Khi được thực hành trực tiếp trong các bài tập đọc, khả năng ghi nhớ của học sinh về ý nghĩa của tính từ và cách sử dụng tính từ sẽ được nâng cao. Cùng với đó, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với những kiến thức về tính từ (giúp cho câu văn có hình ảnh) hơn và vận dụng nó vào thực tế nhiều hơn.
Phân môn Chính tả là một phân môn rèn cho học sinh kĩ năng về viết. Những bài chính tả trong chương trình Tiếu học là những đoạn văn hay những bài thơ có ý
nghĩa giáo dục và giàu hình ảnh. Ket họp rèn luyện kĩ năng sử dụng tính từ qua phân môn Chính tả là một biện pháp tốt đế học sinhrèn luyện kĩ năng xác định tính từ cũng như sử dụng nó trong câu văn sao cho hay. Khi dạy học chính tả, giáo viên có thể kết họp cho học sinh xác định tính từ và tác dụng của việc sử dụng tính từ đó trong câu văn hoặc câu thơ.
Ví dụ: Chính tả “Khói chiều” (Tiếng Việt 3 - tập 2, tr.75)
Sau khi cho học sinh viết chính tả, giáo viên hỏi: em hãy xác định cho cô những từ chỉ đặc điểm của vật, sự vật xuất hiện trong bài thơ chúng ta vừa viết?
Học sinh hoàn toàn có thể xác định những từ chỉ đặc điểm như: vàng, nhẹ nhàng.
Tác dụng của việc sử dụng những từ chỉ đặc điểm này là làm cho người đọc hình dung được cảnh vật xung quanh nơi tác giả đang miêu tả.
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Đe làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tế. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, việc kết hợp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh qua phân môn này là rất khả quan, các em sẽ được sử dụng tính từ để đặt câu sao cho câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và được chọn lọc về mặt ngôn từ.
Trong một tiết tập làm văn, giáo viên cho học sinh khai thác ngữ liệu cho sẵn trong SGK hoặc giáo viên có thể đưa ra những ngữ liệu mẫu để hỗ trợ, định hướng bài làm cho học sinh. Giáo viên lồng ghép cho học sinh xác định nhũng tính tù' có trong ngữ liệu và hướng dẫn học sinh hiểu được tác dụng của việc sử dụng những tính từ đó trong bài văn. Từ đó, học sinh hiểu được ý nghĩa của những tính từ cho bài văn, các em có thể vận dụng ngay những tính từ đó trong bài văn của mình một cách sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên nên gợi mở cho các em hướng đến những tính từ
giàu hình ảnh ngoài ngữ liệu để đưa vào bài văn. Như vậy, việc tích hợp rèn kĩ năng