Vận dụng sáng tạo quy trình dạy học Luyện từ và câu kiếu bài hình thành khái niệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 30 - 33)

khái niệm

Theo chúng tôi, muốn nâng cao hiệu quả dạy học tính từ cho học sinh tiểu học, người giáo viên cần chú ý đến các thao tác, việc làm cụ thể khi dạy học kiểu bài lí thuyết luyện từ và câu. Bởi vì, cũng như các khái niệm khoa học khác, khái niệm về tính từ cũng là kết quả của hoạt động nhận thức, tư duy trừu tượng. Tiếp thu khái niệm về tính từ là một quá trình lâu dài, phức tạp với học sinh tiểu học nói chung. Việc truyền thụ những kiến thức này đến học sinh cũng là vấn đề không đon giản với tiểu học. Đe dạy khái niệm về tính từ, giáo viên còn phải đặt khái niệm tính từ trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó, mối quan hệ của khái niệm tính từ với những khái niệm khác trong hệ thống. Trên cơ sở nắm vững nội dung kiến thức theo tinh thần sách giáo khoa và phù hợp với đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh tiểu học đồng thời căn cứ vào đặc trưng cấu tạo kiểu bài lí thuyết, giáo viên cần lựa chọn và tiến hành quy trình kiểu bài hình thành khái niệm về tính từ sao cho hiệu quả nhất. Khi học sinh nắm vững khái niệm về tính từ thì việc nhận dạng tính từ sẽ không còn khó đối với học sinh nữa. Trình tự của một tiết dạy gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Các bước cụ thể như sau:

• Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu Gồm các thao tác:

- Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. Học sinh đọc, nghe ngữ liệu trong sách giáo khoa (một vài học sinh đọc thành tiếng, các em khác đọc thầm và nhắc lại nội dung yêu cầu bài đọc); giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh

những yêu cầu của bài. Việc này có tác dụng tạo tâm thế học, hướng sự chú ý của học sinh vào các hiện tượng từ ngữ cần tìm hiểu.

Giáo viên nên vận dụng một số phương pháp dạy học sáng tạo để giúp học sinh rút ra những điều cần ghi nhớ về kiến thức. Đặc biệt, giáo viên nên vận dụng phương pháp dạy học tự phát hiện vì đây là một phương pháp có thể giúp học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh, tự tìm ra những tri thức của bài học. Ta có thể vận dụng quy trình của phương pháp dạy học tự phát hiện như sau:

Bước 1: Nghiên cứu cá nhân

Học sinh tự mình nghiên cứu ngữ liệu, tự tiến hành khám phá kiến thức của bài học. Học sinh thu thập thông tin và ghi lại những kết quả của mình thu được sau quá trình tự nghiên cứu.

Bước 2: Họp tác với bạn, học bạn

Học sinh thảo luận nhóm, học sinh tự trình bày kết quả của mình thu thập được. Trong quá trình bạn trình bày, bạn khác sẽ có những ý kiến khác, các em phải đưa ra những lí lẽ bảo vệ kết quả của mình. Trong quá trình thảo luận nhóm này, học sinh phải biết lắng nghe bạn, tiếp thu sự góp ý của các bạn để điều chỉnh những kết quả ban đầu của mình cho chính xác hơn.

Bước 3: Hợp tác với thầy, học thầy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Học sinh tích cực tiếp thu và điều chỉnh hướng giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Học sinh phải là chủ thể tích cực, chủ động hỏi giáo viên những điều chưa biết, chưa hiếu. Học sinh sẽ tự kiếm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh những kết quả ban đầu của mình.

Ngoài ra, khi tổ chức cho học sinh làm bài, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi hay các yêu cầu để dẫn dắt, gợi mở học sinh thực hiện đúng bài tập theo định hướng, mục tiêu của bài học. Hướng dẫn học sinh khái quát hóa các dấu hiệu và thiết lập mối quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm, rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ.

• Bước 2: Hướng dẫn học sinh phần ghi nhớ

Phần ghi nhớ là sự thể hiện một cách khoa học những kết quả rút ra từ phần nhận xét. Giáo viên gợi mở để học sinh tự xây dựng định nghĩa về khái niệm không nên hướng dẫn học sinh đọc, ghi nhớ một cách máy móc, đon điệu. Giáo viên có thể xây dựng câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời mà mỗi nội dung trả lời là một nội dung cần ghi nhớ.

Chăng hạn: Giáo viên có thê cho học sinh tông hợp lại quá trình khai thác ngữ liệu, rút ra nội dung ghi nhớ từ các bài tập của phần nhận xét dựa trên các câu hỏi:

- Tính từ là những từ thường chỉ gì?

- Tính từ có khả năng kết hợp với những từ nào?

Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh định nghĩa khoa học của khái niệm trong sách giáo khoa rồi cho học sinh nhắc lại và ghi nhớ.

• Bước 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành

Phần luyện tập bao gồm các bài tập được xếp theo mức độ từ dễ đến khó để học sinh vận dụng kiến thức vừa học. Mỗi bài tập thường gồm một số bài tập nhỏ đồng dạng. Khi hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cần xác định những định hướng: gợi ý, hướng dẫn học sinh làm chứ không làm thay hoặc phó mặc cho học sinh.

Thực hành trong dạy học tính từ có ý nghĩa rất quan trọng. Dạy học thực hành có hiệu quả mới có thể thực hiện được mục tiêu đầu tiên của Chương trình tiếng Việt là hình thành và phát triến cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Các bài tập thực hành của phần Luyện tập chủ yếu thuộc 2 dạng: nhận diện và vận dụng sáng tạo (vận dụng lý thuyết đã học để phân định tính từ).

Với bài tập nhận diện: bài tập dạng này cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu học sinh phân tích, xác định, nhận diện tính từ cho sẵn.

Bài tập này có mục đích là cụ thể hóa khái niệm trên những tài liệu mới, giúp học sinh củng cố nhận thức về kiến thức lý thuyết để từ đó có cơ sở làm bài tập vận

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 30 - 33)