Giúp học sinh nắm chắc tí thuyết về tínhtừ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 26 - 30)

Để đạt được kết quả cao trong dạy học tính từ cho học sinh thì một yêu cầu hết sức quan trọng là phải dạy học sinh nắm chắc lí thuyết về tính từ và được thực hành nhiều lần. Lí thuyết về tính từ là những tri thức về đặc điểm, về hình thức hoạt động của tính từ; còn thực hành về tính từ là hoạt động thực tiễn, tức là trên cơ sở lí thuyết, học sinh có thể làm các bài cụ thể, từ đó những lí thuyết của bài học lại được sáng tỏ hơn.

Đe học sinh có thế nhận diện, xác định và vận dụng được tính từ, các em phải nắm chắc được các lí thuyết về tính từ. Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao. Khi dạy học, giáo viên phải chỉ ra được nội dung của khái niệm, ý nghĩa, chức năng của tính từ. Những nội dung ngữ pháp về tính từ bao giờ cũng trừu tượng, nhất là đối với học sinh nhỏ tuối. Ví dụ: cách nói :”từ chỉ đặc điếm” rất khó nắm bắt và nhận dạng. Đây là nguyên nhân gây ra những khó khăn của việc hình thành khái niệm tính từ cho học sinh.

Đe giảm bớt những khó khăn trên, trong dạy học giáo viên phải giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu để nhận biết của tính từ được và chức năng của nó trong lời nói. Khái niệm tính từ phải được lĩnh hội trong sự thống

nhất của nội dung và hình thức mới chắc chắn.

Ví dụ: Làm cho học sinh ý thức được tính từ là toàn bộ các từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật, có dấu hiệu hình thức trả lời được cho câu hỏi “Như thế nào?”, thường làm vị ngữ trong câu hai thành phần.

Giáo viên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức và biết vận dụng chúng trong luyện tập thực hành.

Ví dụ: Tính từ gồm có:

- Tính từ chỉ chất, đặc trưng tuyệt đối - Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ

Đe học sinh nắm được các tiểu loại của tính từ, cách tốt nhất là giáo viên cho học sinh thực hành làm nhiều bài tập và từ đó rút ra kiến thức, như vậy kiến thức mới được bền vững.

Nguyên nhân dẫn đến bài làm sai của học sinh như: học sinh lúng túng, nhầm lẫn giữa tính từ và các từ loại khác, không xác định được tĩnh từ, đặc biệt là học sinh hầu như xác định không chính xác vói hiện tượng chuyến loại của tính từ,... Bao gồm cả nguyên nhân chủ quan là học sinh chưa đọc kĩ đề, chưa thực sự chú ý vào bài bài làm của mình và nguyên nhân chủ yếu đó là học sinh chưa nắm chắc lí

thuyết về tính từ như: dấu hiệu nhận biết, đặc trưng của từ loại tính từ,... Rất ít học sinh biết và hiểu về hiện tượng chuyển loại của tính từ. Nhiều học sinh chưa phân định được ranh giới của từ nên dẫn đến xác định sai tính từ. Hon nữa, có những từ thuộc từ loại mà học sinh tiểu học không được học nên khi xác định các em xếp chúng thuộc từ loại mà các em đã học.

Giải pháp:

Đầu tiên, đối với những trường họp học sinh chưa thật chú ý vào đề bài, thì yêu

cầu đối với giáo viên là phải tổ chức để các em tìm hiểu kĩ đề bài. Đây là một bước không mất nhiều thời gian nhưng lại rất quan trọng bởi nó định hướng được bài làm của học sinh.

Trước khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần hỏi cả lóp “Yêu cầu của bài là gì?” để các em xác định được yêu cầu của bài. Như vậy, em nào chưa thực sự chú ý cũng chú ý vào bài để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Thứ hai, muốn học sinh đạt hiệu quả cao trong việc xác định tính từ, tiếu loại

của tính từ thì người giáo viên cần tổ chức tốt các bài học lí thuyết về tính từ. Dạy cho học sinh nắm được tính từ là những từ chỉ đặc điểm, giáo viên nên vận dụng lồng ghép một số kiến thức mở rộng trong các tiết luyện tập thực hành để giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhận diện và phân định tính từ ít nhầm lẫn.

Ví dụ: Khi dạy lí thuyết về các tiểu loại tính từ, giáo viên phải tổ chức sao cho học sinh hiểu được thế nào là tính từ tuyệt đối, tính từ xác định thang độ.... Trong SGK tiếng Việt ở tiểu học, những nội dung này không được trình bày chi tiết, rõ ràng như dạy về từng tiểu loại của tính từ mà thông qua các bài tập trong SGK, giáo viên giúp học sinh nhận biết từng tiểu loại tính từ.

Đe giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về tính từ tốt, sau giờ học giáo viên có thể cho một số ví dụ cụ thể về tính từ để học sinh phân tích và gọi tên từng loại tính từ cụ thế, học sinh khác theo dõi và nhận xét theo phương pháp học tập kết họp. Sau khi học sinh suy nghĩ, phân tích trả lời giáo viên mới củng cố lại một lần nữa.

Thứ ba, dạy cho học sinh biết và nắm được các trường hợp chuyển loại của tính từ thông qua các ví dụ cụ thể. Trong tiếng Việt nhiều khi một từ có thể đảm nhiệm vai trò của những từ loại khác nhau tùy thuộc vào cách dùng cụ thể. Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyến loại có đặc điểm:

1. Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát.

2. Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát. 3. Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả năng là thành phần câu thay đổi).

Ví dụ:

+ Tính từ chuyển thành danh từ: Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn.

TT

Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. DT

+ Danh từ chuyển thành tính từ:

Viêt Nam là quê hương tôi.

DT

Món ăn này rất Viêt Nam.

TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, bên cạnh việc học sinh không nắm chắc lí thuyết về tính từ thì hiểu

đúng nghĩa của từ có vai trò quyết định học sinh nhận biết đúng từ loại. Đe hạn chế lỗi sai này, giáo viên cần tố chức hoạt động hướng dẫn học sinh “tìm hiểu bài”, trong đó bước giải nghĩa từ cần được làm tốt. Khi xây dựng các bài tập xác định tính từ cho học sinh thực hành luyện tập, giáo viên nên chọn các đoạn văn được trích từ các văn bản tập đọc mà học sinh đã được học, bởi việc hiểu nghĩa của từ ngữ, nắm nội dung văn bản sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn khi xác định tính từ.

Thứ năm, với những trường họp các từ thuộc từ loại mà học sinh không được học như: số từ, tình thái từ,... không có trong chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học thì khi xây dựng các bài tập xác định từ loại, giáo viên không yêu cầu học sinh xác định các từ đó. Hoặc giáo viên có thế dùng “giải pháp sư phạm” tức là tạm công nhận các từ nằm ngoài hệ thống từ loại trong chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học là một từ loại nào đấy mà các em đã học để các em xác định cho đúng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 26 - 30)