Rèn kĩ năng sử dụng tínhtừ cho học sinh thông qua trò choi học tập

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 41 - 43)

C. Anh không nên quan tâm đến đời tư của tôi như vậy.

2.4. Rèn kĩ năng sử dụng tínhtừ cho học sinh thông qua trò choi học tập

viết được những câu văn hay mà còn rèn cho các em sử dụng tính từ một cách chọn lọc.

Ví dụ: Tiết Tập làm văn “Ôn tập về tả đồ vật” (lớp 5 - tập 2, tr.63)

Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu. Chiếc áo của bạn nhỏ được miêu tả bằng những từ ngữ nào? (chiếc ảo dày mịn, màu cỏ úa, xỉnh xỉnh,

trông rất oách, dễ thương..) những từ ngữ ấy có tác dụng gì? {cho ta biết đặc điếm,

tỉnh chất của chiếc áo, tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc áo). Từ việc phân tích ngữ

liệu mẫu trên, giáo viên gợi ý cho học sinh vận dụng và sáng tạo trong việc sử dụng tính từ để viết bài văn miêu tả đồ vật thật sinh động.

Việc lồng ghép rèn luyện kĩ năng sử dụng tình từ cho học sinh vào các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu mà một biện pháp hoàn toàn khả quan và có thể thực hiện được. Qua đó, học sinh không chỉ đạt được mục tiêu của từng phân môn mà còn rèn luyện được khả năng nhận diện cũng như sử dụng tính từ vào làm bài tập và viết văn bản.

2.4. Rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh thông qua trò choi học tập tập

Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học khá hiệu quả, việc áp dụng trò chơi học tập vào dạy học giúp học sinh rất hứng thú. Đe tránh sự khô khan, nhàm chán trong các tiết học dạy học về tính từ, giáo viên cần tổ chức các trò chơi học tập trong giờ học giúp các em hiếu hơn ý nghĩa kiến thức mình đang học từ đó tạo hứng thú hơn trong việc thu nhận kiến thức của các em. So với các phương pháp học tập khác thì trò chơi học tập là một trong những phương pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất.

Tận dụng thế mạnh của phương pháp trò chơi học tập là một biện pháp có thế đem lại hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học. Thông qua trò chơi học tập học sinh sẽ được củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng

tính từ vì nó bắt buộc các em phải động não đế đáp ứng được yêu cầu của trò chơi, nhờ đó các em sẽ phát triển được trí óc, sự nhanh nhạy của bản thân trong việc sử dụng từ ngữ. Khi học sinh được trực tiếp tham gia trò chơi, việc ghi nhớ và vận dụng tính từ trong học tập cũng như trong cuộc sống sẽ giúp các em ghi nhớ dễ dàng hơn và vận dụng vào cuộc sống một cách thiết thực hon.

Khi thiết kế các trò chơi học tập về dạy học tính từ, ta cần: - Xác định được mục đích tổ chức trò chơi

- Xác định nội dung kiến thức (Nội dung kiến thức phải phù hợp với đối tượng chơi).

- Xác định đối tượng chơi.

- Xây dựng trò chơi (cách chơi, luậtchơi, các phân định kết quả) - Dự kiến tình huống sư phạm.

Khi thực hiện trò chơi, giáo viên lưu ý phải đảm bảo được yếu tố công bằng trong trò chơi, như vậy mới kích thích tính tích cực của học sinh.

Ví dụ: Bài “Tính từ (tiếp theo)” (Tiếng Việt 4 - tập 1, tr.123)

Trong bài dạy này, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi vào phần củng cố bài học.

Trò chơi: “Bắn tên ”

- Mục đích trò chơi: củng cố từ loại tính từ cho học sinh. - Nội dung kiến thức: tính từ, các tiểu loại của tính từ. - Đối tượng: Học sinh lóp 4

- Cách chơi: Giáo viên sẽ là người quản trò, khi giáo viên hô “bắn tên bắn tên” học sinh sẽ đáp “tên gì tên gì” giáo viên sẽ gọi tên một bạn bất kì trong lớp. Bạn được giáo viên gọi tên sẽ phải đứng lên và nói được một tính từ về bản thân (gầy, béo, cao, bé, xinh, đanh đá,...). Ngay sau khi bạn ấy đã nói được thì tiếp tục sẽ là người được “bắn tên” và có thế gọi tên bất cứ bạn

nào. Bạn nào được gọi tên không thể đưa ra được một tính từ của bản thân thì sẽ bị phạt.

- Tiến hành tố chức chơi:

+ Giáo viên phổ biến luật chơi + Giáo viên cho học sinh chơi

+ Giáo viên phân định kết quả, có hình thức phạt với những bạn không đưa ra được tính từ theo yêu cầu.

+ Giáo viên tống kết lại nội dung bài học.

Chương 3 THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Đe tài đã tập trung, nghiên cứu chỉ ra các cơ sở lí luận cũng như thực tiễn của đề tài, từ đó đưa ra một số biện pháp với mục đích góp phần rèn luyện, nâng cao năng lực sử dụng từ loại nói chung và từ loại tính từ của học sinh Tiếu học. Từ những nội dung lí thuyết và thực trạng kĩ năng sử dụng tính từ của HS và một số biện pháp dạy học được đưa ra ở chương 2, tôi đi vào thiết kế một số giáo án thực nghiệm sử dụng một số biện pháp tích cực vào quá trình dạy học từ loại tính từ trong phân môn Luyện từ và câu nhằm kiểm tra và chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Tôi lấy các số liệu về kĩ năng nhận diện và sử dụng tính từ của các em HS trước và sau khi áp dụng giáo án thể nghiệm vào trong giờ dạy học Luyện từ và câu. Neu các biện pháp đề xuất trong các giáo án mang lại kết quả cao hơn tức là HS đã có kĩ năng tốt hơn, kiến thức của các em được nâng cao thì như vậy có nghĩa là các biện pháp đề xuất trong đề tài mang tính khả thi, khẳng định sự đóng góp của đề tài vào việc rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho HS.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp rèn kĩ năng sử dụng tính từ cho học sinh tiểu học (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w