DI TRUYỀN PHÂN TỬ TRONG UTNBVM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và di truyền nhằm đưa ra hướng chẩn đoán sớm ung thư nguyên bào võng mạc (Trang 32 - 37)

Dự đoán cú hích 2 dựa vào học thuyết “Two hits” của Knudson có đặc điểm như sau:

- Ở UTNBVM di truyền, cú hích hai có vị trí như cú hích một – chung ổ gen (do vậy khâu đầu tiên trong quá trình phân loại UTNBVM là xác định tổn thương ở vị trí có gen RB1).

- UTNBVM di truyền và không di truyền đều có các kiểu đột biến giống nhau. Mỗi gia đình UTNBVM di truyền có loại tổn thương đặc thù riêng (các thành viên trong gia đình có cùng loại tổn thương gen).

- Cú hích 2 gây UTNBVM (di truyền/không di truyền) xảy ra ở các tế bào

võng mạc, trên alen bình thường còn lại (gây đột biến gen RB1 theo cách

giống như alen đột biến từ cú hích 1).

- Nếu chỉ có cú hích một (di truyền/không di truyền) đều không thể gây ra

kiểu hình (không gây ung thư).

Bệnh nhi UTNBVM di truyền mang đột biến ở tất cả các loại tế bào (tế bào võng mạc, các tế bào thường và tế bào giao tử).

Các loại tổn thương di truyền hay gặp trong UTNBVM là mất gen, thừa đoạn gen, và đảo đoạn gen.Tất cả các trường hợp UTNBVM không di truyền hay di truyền đều chỉ hình thành bệnh khi có 2 alen bệnh ở ổ gen RB1.

Hình 1.8. Hoạt động phân ly, trao đổi chéo và tái tổ hợp.” Nguồn Molecular Biology in Cancer medicin”[34]

Xét nghiệm di truyền phân tử làm rõ các giả định (đột biến ở tế bào u hay đột biến ở các tế bào khác ở các đối tượng liên quan) qua đó giúp phân loại bệnh. Theo kỹ thuật này, bộ gen người được phân lập dưới dạng các DNA tái tổ hợp và sử dụng các đoạn dò (probe) ổ gen có hai alen bệnh để xác định các chuỗi DNA khác biệt ở mỗi cá thể.

Các loại tổn thương DNA hay gặp trong UTNBVM: Loại thứ nhất phổ biến hơn là một chuỗi bazơ đơn có alen ngắn hơn (nếu có đột biến mất gen) hay dài hơn (nếu có đột biến thêm gen); loại thứ hai là chèn thêm hay lấy đi một vài đoạn của chuỗi DNA. [34], [43], [48], [61], [66], [71], [94].

Hình 1.9. Các mức độ biểu hiện của thông tin di truyền. “Nguồn Atlas de poch de génetique[103]”.

Hình 1.10. Bản đồ gen RB1 ở NST 13.“Nguồn Atlas de poch de génetique[103]”.

Kết quả nghiên cứu dùng đoạn dò DNA để đánh giá tình trạng tái tổ hợp ở NST 13 của các tế bào u đã củng cố giả thuyết di truyền NST

thường sinh ung thư, và tố bẩm di truyền sinh ung thư hình thành khi có mất ổ gen liên quan có thể xảy ra dọc suốt chiều dài NST trong khi hiện tượng tái tổ hợp diễn ra. Người ta ghi nhận NST 13 bị mất gen RB1 trong khi tái tổ hợp sẽ gây ra bệnh ung thư (qua so sánh kiểu gen của tất cả tế bào và gen của tế bào u ở các bệnh nhi UTNBVM có tính gia đình).

Trong u, alen bệnh ở ổ gen RB1 bộc lộ ở cả trường hợp UTNBVM không di truyền và di truyền, nhưng chỉ có UTNBVM di truyền mới có alen bệnh ở tất cả các loại tế bào. Chính vì vậy bệnh nhi UTNBVM di truyền có nguy cơ cao bị mắc thêm loại ung thư thứ 2 (nhất là sarcom xương). Nguy cơ cao này có liên quan đến tố bẩm RB1 đột biến ở mọi loại tế bào. Việc xác định mối liên quan giữa 2 loại ung thư này dựa vào việc khảo sát kiểu gen đột biến ở tất cả các loại tế bào và ở tế bào ung thư xương (bằng kỹ thuật phân lập chuỗi DNA) ở NST 13. Kết quả thu được chứng tỏ rằng sarcom xương ở các bệnh nhi UTNBVM có đột biến giống y

ở gen RB1 ở tất cả các loại tế bào. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho

thấy các trường hợp sarcom xương ngẫu nhiên có đặc điểm di truyền giống UTNBVM ngẫu nhiên.

Các nghiên cứu này đã hỗ trợ nhiều cho việc khảo sát di truyền phân tử của gen RB1. Với đoạn dò chuyên biệt cho vùng gen 13q14.1, người ta dùng để xác định các kiểu gen của bệnh nhi UTNBVM: ghi nhận có 2/37 kiểu lai có trong trường hợp mất đoạn. Ngoài ra, các mất đoạn này có thể liên quan tế bào giao tử hay tế bào thường, ở UTNBVM một mắt hay hai mắt. [39], [56], [64].

Khía cạnh dịch tễ di truyền và lâm sàng di truyền : Về khía cạnh dịch tễ di truyền, UTNBVM là thí dụ điển hình đầu tiên về tố bẩm di truyền sinh ung thư. Phần lớn các loại ung thư có nguyên nhân ngẫu nhiên, song các trường hợp ung thư do di truyền cũng đã được ghi nhận với đặc điểm điển hình là có mức ngoại hiện tuyệt đối. Trong tổng số các trường hợp UTNBVM khoảng:

- 60% là UTNBVM một mắt không di truyền.

- 15% là UTNBVM một mắt di truyền (hầu hết có nhiều u).

- 25% là UTNBVM hai mắt di truyền.

Về khía cạnh dịch tể và lâm sàng di truyền:

- UTNBVM có tính gia đình thường có nhiều u và có ở hai mắt.

- UTNBVM ngẫu nhiên thì hầu hết có một u và ở một mắt, tuổi

xuất hiện muộn hơn. Cần có hai lần đột biến để sinh u:

- Lần đột biến thứ nhất có thể di truyền qua giao tử hay tại giao tử

(đối với UTNBVM di truyền) hoặc xảy ra tại các tế bào võng mạc của bệnh nhi (đối với UTNBVM không di truyền).

- Lần đột biến thứ hai xảy ra ở nguyên bào võng mạc (UTNBVM

di truyền và UTNBVM không di truyền) dẫn đến sự hình thành u. Cấu trúc và chức năng của gen RB1 trong điều kiện bình thường đã được ghi nhận bởi nhiều ngành nghiên cứu. [71], [81], [90], [99].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và di truyền nhằm đưa ra hướng chẩn đoán sớm ung thư nguyên bào võng mạc (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)