Những thủ đoạn khủng bố của đế quốc và phong kiến tay sai gây cho chính quyền cách mạng nhiều tổn thất nặng nề. Nhiều cán bộ, đảng viên bị giam cầm, giết hại, nhiều tổ chức của chính quyền bị càn đi quét lại, quần chúng bị khủng bố dã man. Trớc tình hình nh vậy thì nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Huyện uỷ lúc này là phải đứng ra lãnh đạo nhân dân chống khủng bố, bảo vệ chính quyền cách mạng. Trớc hết, Huyện uỷ chủ trơng phát truyền đơn, vạch tội ác của bọn lính đồn, bang tá, đoàn phu và kêu gọi nhân dân chống trả những hành động nhũng nhiễu của chúng: “Không đợc đụng đến công nông Nghệ Tĩnh; không đợc bắt bớ, bắn giết các cuộc biểu tình; không đợc tàn phá làng mạc, hãm hiếp đàn bà, không đợc lập đoàn phu, bắt thanh niên đi lính; tha quốc sự phạm và những ngời bị kết án tử hình; phải bồi thờng cho gia quyến những ngời bị hại; phải kiếm công ăn việc làm cho công nhân thất nghiệp; phải cấp gạo cho dân bị đói; phải bỏ hết thảy su thuế; phải chia ruộng đất của đại địa chủ cho dân cày nghèo; phải gọi thằng Khâm và lính các đồn về” [4, 82]. Các Xô viết vừa lo trấn áp bọn tổng lí ngóc đầu dậy, triệt để thực hiện các chính sách cách mạng, vừa ra sức phát động quần chúng đấu tranh kiên quyết và khôn khéo để bảo vệ xóm làng, bảo vệ tổ chức cách mạng. Nhân dân phải đoàn kết lại, chống mọi hành vi bắt bớ cán bộ, cớp tài sản của dân.
Bằng tiếng trống, tiếng mõ quần chúng phải làm cho kẻ thù ở các đồn phải mất ăn mất ngủ, lo sợ và mất hết tinh thần.
Đầu 1931, sau khi tiếp thu tinh thần cơ bản của bản Luận cơng chính trị mà Trung ơng Đảng đề ra cùng với chỉ thị của Xứ uỷ Trung Kì, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhanh chóng tiến hành củng cố về mọi mặt, do đồng chí Trần Hữu Doánh làm Bí th. Huyện uỷ chủ trơng chuyển 6 ban Liên Chi uỷ thành 6 Tổng uỷ để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở các địa phơng trong tình hình địch khủng bố gắt gao. Hội nghị thông qua báo cáo gửi cho toàn thể đảng viên nêu rõ phơng hớng, nhiệm vụ trớc mắt của Đảng bộ là: tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh làm cho đoàn thể ngày một vững chãi và trình độ quần chúng ngày càng cao để đủ sức chống đỡ với những thủ đoạn khủng bố trắng của địch. Phải làm cho quần chúng thấy đợc những lợi ích và quyền lợi mà Đảng Cộng sản đem lại cho quần chúng, làm cho quần chúng cảnh giác đối với bọn cờng hào, tuyên truyền cho quần chúng hiểu rõ khi mình tiến công thì chúng giả danh nhợng bộ, khi đế quốc tiến công thì chúng ra mặt phản động ngay. Phải trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo quần chúng nhân dân, tránh tình trang ám sát cá nhân. Vì đó sẽ là cái cớ để cho đế quốc đàn áp khủng bố cách mạng. Đối với việc thực dân Pháp lập đoàn phu, Huyện uỷ chủ trơng: bề ngoài nhất thiết phản đối kì cùng, còn trong bí mật để đánh lừa địch và dùng hình thức công khai đó để che chở cho cách mạng. Đợc sự chỉ đạo sáng suốt đó nên đã dấy lên trong quần chúng một phong trào chống khủng bố trắng vô cùng mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc đấu tranh đầu năm 1931 của nông dân các tổng Cát Ngạn, Võ Liệt, Xuân Lâm và Bích Hào đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình thị uy, phản đối đế quốc lập đoàn phu, bắt dân cày ra đầu thú, xé cờ vàng và đốt thẻ quy thuận. Trong khi đó, Chi bộ Đạo Ngạn chủ trơng phát động quần chúng không bán lơng thực, thực phẩm cho địch và không đi làm đoàn phu, nếu buộc phải đi thì đòi cấp cơm, gạo nuôi vợ con và cấp đợc 1
khẩu súng. ở một số Chi bộ còn đa đợc cán bộ, hội viên Nông hội, tự vệ hoặc quần chúng có cảm tình cách mạng ra làm lý trởng và họ trở thành một lực l- ợng che chở cách mạng.
Họ nhận “thẻ quy thuận” ở huyện về nhng không phát cho dân mà chỉ để lại một số làm thẻ thông hành cho cán bộ và nhân dân mỗi khi ra khỏi làng. Trong các làng xóm còn tổ chức rào làng hoặc chòi canh, trạm gác của đoàn phu nhng không phải để kiểm soát cộng sản mà là để kiểm soát bọn mật thám tay sai chui vào các làng xã để phá hoại cách mạng. Nhờ những chủ trơng và biện pháp của Huyện uỷ nên ở một số nơi gần đồn địch nh Đa Cơng, chợ Cồn, Ngọc Sơn, Quảng Xá, nhân dân vẫn tổ chức mít tinh, đọc sách báo. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4 - 1931 xảy ra nạn đói. Trớc tình hình đó, Huyện uỷ Thanh Chơng đã có những chủ trơng đúng đắn phù hợp với tình hình, phát động quần chúng tịch thu và vay lúa của địa chủ để cứu đói cho dân, trấn áp và diệt trừ bọn phản động, giải vây cho những làng bị kìm kẹp, tiếp tục vận động quần chúng đấu tranh. Thực hiện chủ trơng này, ngày 27 - 3 - 1931, dới sự chỉ đạo của Huyện uỷ Nam Đàn và Huyện uỷ Thanh Chơng, hàng ngàn nông dân hai huyện có đội tự vệ hỗ trợ đã kéo vào nhà chung của xứ đạo Tràng Đen để vay lúa cứu đói. Nhng tên linh mục đã khớc từ lời thỉnh cầu, quần chúng đã xông vào phá kho và lấy hàng trăm tấn thóc. Tính đến tháng 4 - 1931, trong toàn huyện đã có tới 19 cuộc đấu tranh vay lúa của nhà giàu. Trong những cuộc đấu tranh đó, quần chúng nhân dân phải chịu nhiều mất mát hy sinh, ví nh cuộc đấu tranh vay lúa của tên Thịnh Việng ở Phú Lộc (nay là xã Thanh Xuân) đã có 31 tự vệ và quần chúng hy sinh. Để đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống lại những hành động khủng bố của kẻ thù thì các đội tự vệ và quần chúng đều ra sức tập luyện với khẩu hiệu “quân sự hoá dân chúng”. Các lò rèn trong huyện hoạt động suốt ngày đêm để cung cấp khi giới cho tự vệ và quần chúng. Do đó chỉ trong một thơì gian ngắn, các đội tự vệ
không ngừng đợc củng cố và tăng cờng và những hoạt động của tự vệ đã hạn chế đợc phần nào những hành động dã man của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Ngày 14 - 4 - 1931, Huyện uỷ huy động tự vệ và nhân dân 3 tổng Võ Liệt, Cát Ngạn, Đại Đồng giải vây cho Chi bộ Thanh La đang bị kẻ thù khống chế. Tiếp đó, ngày 19 - 4 - 1931, ở Bích Hào có 700 tự vệ tham gia trừng trị bọn tổng lí ngóc đầu dậy, tạo điều kiện cho Các Xô viết tiếp tục hoạt động. Nhng cũng từ giữa năm 1931 trở đi, phong trào cách mạng của Thanh Chơng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong tình cảnh đời sống của nhân dân ngày càng bần cùng hoá, thêm vào đó là những hành động trấn áp của kẻ thù đối với phong trào cách mạng, trong khi đó, phong trào đấu tranh của nhân dân cả nớc cũng bị thực dân Pháp dập tắt, Nghệ Tĩnh đã rơi vào thế cô lập. ở
Thanh Chơng, tình hình càng trở nên khó khăn gấp bội khi kẻ thù tăng cờng đốt phá nhà cửa, giết hại dân chúng, bắt bớ cán bộ, đảng viên. Để đối phó với chính sách phát xít hoá của kẻ thù, Huyện uỷ đã ra nghị quyết về vấn đề tài chính, chủ trơng thực hiện tiết kiệm, đồng thời không đóng nguyệt phí, bớt ngời ở các ban chuyên môn về cho các Chi bộ. Vì thế một số cán bộ đã đợc tăng cờng cho các cơ sở, đồng thời cơ quan Huyện uỷ đã chuyển về Thanh Nha và đợc củng cố thêm 5 đồng chí. Trớc tình hình nh vậy, Xứ uỷ Trung Kì đã chủ trơng thanh Đảng. Đây là một sai lầm và sai lầm đó đã nhanh chóng đ- ợc Trung ơng Đảng sửa sai, đồng thời có những chủ trơng để xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, đặc biệt là tự vệ đỏ.
Mặc dù thực dân và phong kiến đã dùng nhiều biện pháp, phơng tiện để ra sức đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Chơng hòng đè bẹp tinh thần và ý chí chiến đấu của họ. Nhng dới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thanh Chơng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, giữ vững những thành quả đã đạt đợc trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931.