Các chủ trơng, biện pháp của chính quyền Xô viết.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện thanh chương quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng trong thời kì 1930 1945 (Trang 38 - 41)

Sau khi ra đời ở một số làng xã trong huyện Thanh Chơng, chính quyền cách mạng đã có những chủ trơng, biện pháp giải quyết những vấn đề cấp thiết đang đặt ra lúc bấy giờ.

Các Xô viết xoá bỏ hoàn toàn về tổ chức và luật lệ của chính quyền thực dân phong kiến, đồng thời lãnh đạo quần chúng xây dựng môt xã hội mới. Chính quyền Xô viết còn thực hiện những biện pháp nhằm tập hợp lực lợng quần chúng trong các tổ chức nh Chi bộ Đảng, Hội Phụ nữ, Nông hội đỏ, tự vệ đỏ, thành lập Ban Chấp hành Nông hội, Thanh niên Cộng sản đoàn. Đối tợng tham gia là tất cả mọi ngời, tuỳ theo lứa tuổi, giới tính mà tham gia vào các đoàn thể của mình. Việc tập hợp quần chúng nhân dân trong các tổ chức là nhằm phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân.

Sau khi nắm đợc chính quyền, mọi công việc hành chính trong nông thôn đều do Uỷ ban cách mạng quản lí về giấy tờ kiện tụng, trật tự tổ chức đời sống nhân dân. Chính quyền Xô viết còn tuyên bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ, ngời dân đợc tự do hội họp, tham gia các tổ chức đoàn thể nh Nông hội, đội Cứu tế đỏ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ giải phóng, đ… ợc tự do thảo luận hội, giải quyết vấn đề xã hội khác.

Một vấn mang tính cấp bách nhất lúc bấy giờ là vấn đề ruộng đất đã đợc chính quyền Xô viết chú trọng giải quyết. Dới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Các Xô viết đã tiến hành tịch thu ruộng đất công, tiền lúa công của bọn địa chủ cờng hào đã chiếm dụng. Toàn huyện tịch thu đợc 1.469 mẫu Trung Bộ, 13.190 kg thóc và 11.544 quan tiền đem chia cho dân nghèo và cấp cho tự vệ [4, 73].

Đây là lần đầu tiên nhân dân Thanh Chơng đợc hởng những quyền lợi cơ bản nhất. Báo “Ngời lao khổ” số đặc biệt ra ngày 6 - 9 - 1930 đã ghi: “ở Thanh Chơng và Nam Đàn, không ai đóng thuế chợ và cũng không ai dám thu, không ai đi tuần, lính không về canh gác. Đế quốc chủ nghĩa bắt triệt hạ, không ai thi hành. Anh em tự tha cho quốc sự phạm, tự chia cho dân cày nghèo đồn điền Ký Viện và giai cấp địa chủ. Anh em cứ tự do lập hội, tự do biểu tình. Thế là luật lệ của đế quốc bị tan tành!”.

Sau khi tịch thu đợc phần lớn ruộng đất công thì tuỳ theo điều kiện của từng vùng mà việc phân chia có sự khác nhau, có nơi chia theo nhân đinh nh Thờng Long, Cẩm Văn, Thợng Thọ, Dinh Chu thuộc tổng Đại Đồng và một số xã khác thuộc tổng Xuân Lâm, tổng Võ Liệt. Có nơi thì bán cho nhà nghèo với giá rẻ để làm quỹ xã hội nh ở các xã thuộc tổng Cát Ngạn, tổng Võ Liệt, tổng Bích Hào, tổng Đại Đồng. Song song với việc tịch thu ruộng đất thì Các Xô viết còn thực hiện việc xoá bỏ thứ thuế, giảm tô chính, bỏ tô phụ, bài trự nợ cao, trao đổi đúng giá, tịch thu và thiêu huỷ giấy tờ, khế ớc, xoá nợ công, hoãn việc trả nợ t, bắt hào lí trả lại cho dân các khoản phù thu lạm bổ về su thuế trớc đó: “Nông dân Nam Đàn, Thanh Chơng kiên quyết không nộp thuế mà không một ai làm đợc nh họ. Họ đã lấy tài sản của bọn địa chủ chia cho dân nghèo, huỷ bỏ tất cả mọi mệnh lệnh, quy định của quan lại bản xứ và bọn đế quốc Pháp. Họ tổ chức ra Xô viết nông thôn hoặc các cơ quan gần nh Xô viết nông thôn. Nông dân tuyên bố công khai “Tất cả chúng tôi đều là cộng sản”” [17, 79].

Tuy vẫn còn một số hạn chế nhng lần đầu tiên trong lịch sử vấn đề ruộng đất - một nội dung chủ yếu của cách mạng dân chủ đã đợc thực hiện với chừng mực nhất định. Để giải quyết những khó khăn trong phát triển kinh tế thì ngoài những chủ trơng, biện pháp trên, chính quyền Xô viết còn động viên nhân dân tơng trợ giúp đỡ lẫn nhau nh cho vay thóc giống, mợn trâu bò, nông cụ trong sản xuất với khẩu hiệu: “Hoan nghênh lao động tơng trợ, đả đảo bóc

lột thặng d”, “lao động thánh thần, vô lao động bất thực”. Có nơi còn tổ chức cày chung ruộng đất công, bỏ hoa lợi vào quỹ công ích ở một số làng xã của tổng Xuân Lâm, tổng Võ Liệt, tổng Đại Đồng. Một số nơi tổ chức đào giếng khơi mơng, tát nớc chống hạn, đắp đê chống lụt, sửa chữa cầu cống, đờng xá. Tất cả những chủ trơng, biện pháp về mặt kinh tế nói trên đợc thực hiện là nhằm đáp nguyện vọng từ lâu của nhân dân. Với những chủ trơng, biện pháp đó đã mang lại cho quần chúng lao khổ một cuộc sống mới thực sự. Mọi tầng lớp nhân dân, từ ngời già đến con trẻ đều đợc chính quyền cho học chữ Quốc ngữ.

Dới chính quyền Xô viết, ngời nông dân đợc giải phóng khỏi sự ràng buộc của chế độ cũ với những hủ tục lạc hậu nh nạn cúng tế, xôi thịt, nạn đồng bóng, bói toán, ma chay, đốt vàng mã đợc bài trừ. Các tệ nạn xã hội nh r- ợu chè, cờ bạc, trộm cắp đều bị chính quyền nhanh chóng. Thay vào những tập tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội không phù hợp với những truyền thống đạo lí của ngời Việt Nam thì chính quyền Xô viết đã có những chủ trơng, biện pháp để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hợp hơn. ở đó trật tự trị an trong các làng xã đợc giữ vững, tình đoàn kết thơng yêu giúp đỡ nhau đợc mọi ngời quan tâm xây dựng, ngời neo đơn đợc xã hội quan tâm, ngời ốm đau đợc ân cần thăm hỏi…

Sau khi chính quyền Xô viết đợc thiết lập ở một số làng xã trong huyện, thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến để tăng cờng đàn áp cách mạng là điều không thể tránh khỏi. Thấy đợc điều đó cho nên Huyện uỷ đã có những chủ trơng, biện pháp để bảo vệ chính quyền Xô viết, các tổ chức quần chúng không ngừng đợc củng cố và tăng cờng, các đội tự vệ đợc trang bị thêm vũ khí nh giáo mác. Có nơi còn trích tiền gạo, quần áo cho anh em tập luyện. Việc tập luyện đợc tổ chức thờng xuyên trên các bãi sậy dọc sông Lam và các bìa rừng. Đêm đêm các đội tự vệ thay nhau đánh trống, mõ, tổ chức hành quân

nghi binh để uy hiếp quân địch. 72 trong tổng số 76 làng xã đã có tới 128 đội tự vệ với 1.167 đội viên, trong đó có 122 đội cảm tử [4, 76].

Nguyên lí giành đợc đã khó nhng giữ chính quyền càng khó hơn đã đợc thực tiễn chứng minh. Trong điều kiện lúc bấy giờ thì việc giữ vững chính quyền Xô viết ở Thanh Chơng là hết sức khó khăn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện thanh chương quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng trong thời kì 1930 1945 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w