Các thủ đoạn khủng bố của thực dân Pháp.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện thanh chương quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng trong thời kì 1930 1945 (Trang 43 - 46)

Từ ngày 1 - 5 đến tháng 8 - 1930 tuy phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Nghệ Tĩnh nói chung, huyện Thanh Chơng nói riêng bắt đầu vùng lên mạnh mẽ. Tình hình buộc chính quyền thực dân phong kiến phải dùng những chính sách mềm dẻo nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh của quần chúng. Nhiều viên tri huyện đích thân tiếp xúc với các đoàn biểu tình, nhận các yêu sách và hứa sẽ trình lên cấp trên. Đến đầu tháng 9 - 1930, khi phong trào đấu tranh lên đến đỉnh điểm, đặc biệt là sau cuộc biểu tình ngày 1 - 9 ở Thanh Chơng, thì chính quyền Xô viết đã thiết lập ở một số làng xã trong huyện. Tuy còn mang tính chất sơ khai, nhng chính quyền này đã mang lại ít

nhiều quyền lợi cho nhân dân và điều này đụng chạm đến quyền lợi của chính quyền thực dân phong kiến. Do vậy, từ đầu tháng 9 trở đi, thái độ của thực dân và phong kiến tay sai có sự thay đổi vì chúng cho rằng “loạn cộng sản” ở Nghệ Tĩnh “đã đe doạn sự an ninh nội bộ một cách trầm trọng cha từng có từ khi nớc Pháp đặt nền đô hộ trên đất nớc này” [16, 105]. Cuối tháng 8 - 1930, Khâm sứ Trung Kì ra thông t cho phép dùng máy bay ném bom đàn áp phong trào nổi loạn, bất cứ biểu tình hay hội họp đông ngời. Ngày 2 - 9 - 1930, tên Lơ - phôn - Khâm sứ Trung Kì cùng với Nguyễn Hữu Bài - Thợng th Bộ lại, Chủ tịch Viện Cơ mật của triều đình Huế đã ra khảo sát thực trạng tình hình ở Nghệ Tĩnh. Sau đó chúng đã cử Bon - nom - Chánh Thanh tra chính trị của Toà Khâm sứ Trung Kì và Tôn Thất Đàn - Thợng th Bộ hình ra trực tiếp chỉ huy cuộc “dẹp loạn” ở Nghệ Tĩnh. Để trổ tài khuyển mã, Đàn đã thề một câu rất độc địa: “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần”. Chúng đặt Thanh Chơng trong tình trạng “thiết quân luật”, đa Lê Văn Định là Tri huyện thay Phan Sỹ Bàng và sau một thời gian ngắn lại điều Phạm Ngọc Bích ra làm Tri huyện và Dinh Nho Bằng về làm bang tá. Chúng ra sức củng cố huyện đ- ờng, lấy quán Ngũ Phúc làm nhà giam Thanh Chơng, ra lệnh cho quan lại, hào lí đốt sạch, giết sạch, thẳng tay đàn áp cách mạng. Trong toàn huyện có 16 đồn khố xanh do ngời Pháp chỉ huy. Xung quanh đồng, chúng cho triệt phá cây cối, tạo thành một vành đai trắng, đồn Thanh Quả đợc bổ sung thêm quân và lập thêm nhiều đồn mới nh Đa Cơng, chợ Chùa, Đạo Ngạn, chợ Rạng, Tú Viên Kẻ thù ra sức ức hiếp dân lành nh… hãm hiếp phụ nữ, bắt cộng sản, bắt trâu bò, lợn gà bày ra bao nhiêu trò quấy phá, đàn án cách mạng. Để tăng c… - ờng chính sách đàn áp, khủng bố, thực dân Pháp tiến hành thiết lập hệ thống bang tá từ huyện đến tổng và làng xã. Đó là những tên tay sai phản động nhất, xuất thân từ bọn cờng hào, chánh, phó quản đội khố đỏ khét tính gian đã về h- u. Trớc kia bọn lính ở các nơi khác kéo về làng đốt phá, bắn giết, bắt bớ tràn lan nhng ít bắt đúng cán bộ, đảng viên, nay bọn bang thờng sống trong các

làng nên chúng biết rõ và bắt trúng cán bộ, đảng viên cốt cán của Đảng cho nên nhiều cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng nề. Bên cạnh hệ thống bang tá còn có mạng lới đoàn phu rải khắp huyện. ở huyện có chánh phó, kiểm đoàn, ở các tổng có chánh phó, kiểm tổng, ở các xã có kiểm xã. Tất cả đều do chính quyền thực dân phong kiến chỉ định. ở các xóm làng nhỏ, đứng đầu đoàn phu là kiểm khán. Từng tên đoàn phu cũng do bọn cấp trên chỉ định, xã nhiều thì có 40 - 50 tên, xã ít thì có 20 - 25 tên. Trong các làng xã, chúng còn xây dựng nhiều điếm canh để làm trụ sở, đồng thời còn là nơi giam giữ những ngời trong làng bị tình nghi có liên quan đến cộng sản. Với hệ thống kìm kẹp đó, thực dân Pháp đã ra sức tàn sát đảng viên và quần chúng nhân dân. Ví nh ngày 6 - 10 - 1930, lính lê dơng ở đồn Thanh Quả sục vào làng Ngọc Lâm bắt lợn gà, lập tức có khoảng 3.000 quần chúng ở các tổng Võ Liệt, Cát Ngạn, Đại Đồng với tiếng trống, mõ vang lên khắp nơi đẻ xua đuổi chúng, nhng trong cơn náo loạn chúng xả súng vào đám đông làm 103 ngời chết. Chúng còn gây ra những tội ác tày trời khác mà trời không dung đất không tha nh việc đâm chết 2 phụ nữ có thai ở Phong Sơn, Thanh La và cắt cổ bêu đầu 2 ngời ở Ngọc Sơn (núi Nguộc), 2 ngời ở chợ Rộ và đồng chí Đậu Mại ở Thanh Quả, bắt một lúc 17 ngời ở Rào Gang và 12 ngời ở rú Chùa. Chúng còn dùng bọn cố đạo phản động ngời Pháp ở xứ Cầu Rầm và địa phận Xã Đoài ra sức đả kích những ngời cộng sản bằng nhiều loại sách báo, kích động giáo dân chống lại cách mạng.

Một thủ đoạn mới vô cùng nham hiểm của đế quốc phong kiến là chúng bày ra trò hề “rớc cờ vàng” và “phát thẻ quy thuận”. Chính sách mới này vừa làm cho bọn cờng hào, địa chủ phản động ngóc đầu dậy, hoặc tạo điều kiện cho những phần tử chống đối và bất mãn với phong trào cách mạng chuyển hẳn sang thế phản cách mạng, vừa đánh vào tâm lí cầu an của một số nông dân nhằm chia rẽ quần chúng và cô lập lực lợng. Với hệ thống kìm kẹp bao

gồm hàng chục đồn Tây, hàng trăm lính khố xanh, khố lục, lê dơng, bang tá, đoàn phu rải khắp huyện và với những thủ đoạn khủng bố mới, chúng đã gây ra nhiều cảnh tợng khủng khiếp trong nông thôn. Ngời dân sống trong không khí ngột ngạt với tâm trạng thấp thỏm lo âu trong các xóm nhỏ. Chúng còn tổ chức “tam gia”, “ngũ gia liên báo” ràng buộc nhau tởng chừng nh không sống nổi. Những hành động đó của kẻ thù cũng không nằm ngoài mục đích là thiết lập lại bộ máy thống trị của chúng ở Thanh Chơng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện thanh chương quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng trong thời kì 1930 1945 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w