Cuộc biểu tình với quy mô lớn toàn huyện ngày 1 - 9 - 1930 đã kết hợp đợc lực lợng chính trị của quần chúng nhân dân với lực lợng tự vệ có trang bị vũ khí thô sơ, tấn công vào bộ máy chính quyền thực dân phong kiến. Và chỉ trong một thời gian ngắn, bộ máy chính quyền thực dân phong kiến đã bị quần chúng làm tê liệt và đi đến tan rã, huyện đờng - nơi tập trung quyền lực của chế độ thực dân phong kiến bị thiêu cháy, tri huyện Phan Sỹ Bàng bỏ trốn, đồn Thanh Quả “án binh bất động”, hàng ngũ lý trởng và cờng hào hoảng sợ. Trong số 76 lí trởng có 1 tên bỏ trốn, 1 tên thắt cổ tự tự, 35 tên mang sổ sách, triện nộp cho Nông hội đỏ, 11 tên bị quần chúng trừng trị, một số đi theo cách mạng [4, 72]. Đây là những sự kiện vợt ra ngoài dự tính của những ngời lãnh đạo bấy giờ. Trớc tình hình đó, tuy Huyện uỷ không chủ trơng giành chính quyền nhng ở 65 làng xã ở Thanh Chơng Xã Bộ nông đã công khai, đứng ra giải quyết mọi công việc nh một chính quyền cách mạng. Sau khi nắm đợc chính quyền ở các làng xã, Xã Bộ nông đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện các khẩu hiệu của Đảng đề ra và tổ chức xã hội theo kiểu chính quyền Xô viết ở nớc Nga mà họ đã tiếp thu đợc qua truyền đơn, sách báo tuyên truyền của Đảng. Đó là một chính quyền mà ở đó quyền làm chủ của nhân dân đợc coi trọng. Nơi đầu tiên thành lập đợc chính quyền Xô viết là ở làng Võ Liệt, sau đó đến tổng Bích Hào, tiếp theo mới đến các làng xã khác của huyện Thanh Chơng và các địa phơng khác ở Nghệ Tĩnh. Điều này cho thấy, chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn nớc Nga Xô viết đã ăn sâu trong mọi tầng lớp nhân dân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc một chính quyền mới đã đ- ợc thiết lập. Tuy mới diễn ra trong một phạm vi nhỏ hẹp là các làng xã nhng
nó có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo niềm tin và sức mạnh cho quần chúng tiếp tục đấu tranh để giành chính quyền trong cả nớc.