+ Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ:
• Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một
quốc gia tự do , có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương, thuộc khối Liên hiệp Pháp.
• Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc làm
nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
• Hai bên ngừng mọi xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán chính
thức.
+ Việt Nam và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị trù bị Đà Lạt (4 – 1946) và Hội nghị Phôngtennơblô (7 – 1946), nhưng không thu được kết quả gì. + Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá.
* Sự khác nhau trong sách lược đối phó với Tưởng và Pháp trước và sau 6/3/1946 là do:
- Chủ trương của Đảng: luôn muốn duy trì hòa bình, tránh xung đột, thực hiện phương châm tránh cùng một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù => phải phân hóa kẻ thù, phải có sách lược riêng với từng kẻ thù. Đồng thời mỗi kẻ thù lại mang những mưu đồ riêng và có những thủ đoạn khác nhau ở từng thời điểm => Sách lược đối phó với các kẻ thù khác nhau và thay đổi theo hoàn cảnh.
- Sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử:
+ Trước 6/3/1946: ta có cơ hội hòa với Tưởng nhưng buộc phải đánh Pháp vì: Tưởng mang danh nghĩa quân đồng minh nên chưa dám công khai chống phá cách mạng, ngược lại thực dân Pháp đã có những hành động trắng trợn (nổ súng vào đoàn mít tinh ngày 2/9/1945, đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn…nên cơ hội hòa hoãn với Pháp không có)
+ Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước Việt Nam.
Ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng phát triển mạnh, nên Trung Hoa Dân quốc cần rút quân ở Đông Dương về để đối phó. Các thế lực đế quốc do Mĩ cầm đầu vừa muốn tiêu diệt cách mạng Trung Quốc, lại vừa muốn chống cách mạng Việt Nam.
Các thế lực đế quốc đã thu xếp công việc nội bộ, kết quả là Chính phủ Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp (tháng 2/1946), thoả thuận việc quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
=> Hiệp ước trên đặt nhân dân Việt Nam trước sự lựa chọn: hoặc phải đánh hai kẻ thù cùng lúc (Pháp + Tưởng) hoặc hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước. => Để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chọn giải Pháp “Hoà để tiến”. Vào thời điểm đó, Pháp cũng cần hoà với Việt Nam để có thể đưa quân ra miền Bắc một cách dễ dàng và kéo dài thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
Câu hỏi 18
Năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Con thuyền cách mạng đang luồn qua những mỏm đá ghềnh lướt tới”. Bằng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hướng dẫn trả lời
* Giải thích nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Đây là nhận định đúng đắn, sáng suốt của Bác về những khó khăn chồng
chất của nước ta sau ngày độc lập, “những mỏm đá ghềnh” đã đẩy nước ta ở
trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Khẳng định niềm tin vào tương lai của cách mạng, những thắng lợi tiếp theo để đưa “con thuyền cách mạng” tiếp tục “lướt tới” với sự dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng.
* Chứng minh nhận định trên:
- Làm rõ tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám: những
khó khăn về chính trị, kinh tế - tài chính, văn hóa – xã hội, đặc biệt là tình hình đối ngoại (cùng một lúc đối mặt với nhiều kẻ thù mạnh, khó đối phó) ……
- Phân tích chủ trương, biện pháp của ta nhằm giải quyết tất cả khó khăn trên:
+ Về chính trị - quân sự: xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, lực
lượng vũ trang…
+ Về văn hóa – xã hội: bình dân học vụ, giải quyết nạn dốt, bài trừ tệ nạn xã hội…
+ Về đối ngoại: thực hiện phương châm tránh một lúc phải đối phó với nhiều
kẻ thù => Đảng luôn nhận định, phân tích, phân hóa, cô lập kẻ thù, tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng….
• Trước 6/3/1946: Hòa Tưởng ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.
• Sau 6/3/1946: Hòa Pháp đuổi Tưởng.
- Kết quả + ý nghĩa: bước đầu giải quyết được khó khăn trong nước, ổn định tình hình, cô lập, phân hóa, loại dần kẻ thù => chỉ còn một kẻ thù chính là thực dân Pháp, ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài…
=> Nhận xét chung:
+ Nhận định của Bác đã thể hiện tầm nhìn sáng suốt của Bác về hoàn cảnh
thực tiễn của đất nước (không chủ quan trước thắng lợi vừa đạt được, không ảo tưởng vào kẻ thù) nhưng cũng thể hiện sự bình tĩnh, lạc quan của Đảng và Bác trong việc chèo lái con thuyền cách mạng tiếp tục đi đến thắng lợi.
+ Để lại bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với những thắng lợi của
cách mạng…
Câu hỏi 19
Đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện trong các văn kiện lịch sử nào? Phương châm và nội dung của đường lối kháng chiến đó là gì? Em có nhận xét gì về đường lối kháng chiến đó?
Hướng dẫn trả lời
– Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta thể hiện trong các
văn kiện lịch sử sau:
+ Chỉ thị Kháng chiến và kiến quốc của Trung ương Đảng (11/1945) + Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946) + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946)
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (3/1947) - Phương châm: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
– Nội dung của đường lối kháng chiến:
+ Xác định mục đích kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược,
giành độc lập tự do: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Hồ Chí Minh, thực hiện toàn dân
đánh giặc và đánh gặc bằng mọi vũ khi có trong tay.… Có lực lượng toàn dân mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh;
+ Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao, nhằm làm thất bại mọi thủ đoạn của thực dân Pháp. Mặt khác phải xây dựng hậu phương kháng chiến toàn diện;
+ Kháng chiến lâu dài: vì so sánh lực lượng lúc đầu chưa có lợi cho cuộc kháng chiến; cần có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc; chống lại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch; từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, tiến lên giành thắng lợi quyết định.
+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài; mặt khác vẫn coi trọng sự ủng hộ quốc tế.
- Nhận xét:
+ Đường lối kháng chiến là sự kết hợp giữa cơ sở lý luận khoa học với tình
hình thực tiễn, sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…
+ Đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối chiến tranh nhân dân, là
ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Câu hỏi 20
Tại sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến vào 19/12/1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng đề ra trong những năm 1946- 1947?
Hướng dẫn trả lời
* Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến vào 19/12/1946 vì:
– Về phía thực dân Pháp: Pháp sớm có dã tâm tái chiếm lại Việt Nam và quyết tâm thực hiện dã tâm đó bằng mọi cách. Dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.
+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.
+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…
+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.
– Về phía ta: Đảng ta luôn chủ trương và cố gắng giải quyết quan hệ Việt – Pháp bằng con đường hòa bình. Nhưng hành động của thực dân Pháp đã đặt ta vào tình thế không còn lựa chọn nào khác, chiến tranh bùng nổ là tất yếu. => Để giành thế chủ động trước, tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu hỏi 21
Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta lại bùng nổ trước tiên ở Hà Nội và các đô thị? Tác dụng của các cuộc chiến đấu trong các đô thị?
Hướng dẫn trả lời
* Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bùng nổ trước tiến ở Hà Nội và các đô thị vì:
- Sau Hiệp định Sơ bộ: lực lượng chủ yếu của ta và Pháp đều tập trung ở Hà
Nội và các đô thị: thực dân Pháp đưa quân ra Bắc, đóng ở Hà Nội và các đô thị…Đây cũng là các trung tâm chính trị, nơi tập trung các cơ quan đầu não, kho tàng… của ta.