Trước 6/3/1946: Chủ trương hòa Tưởng đánh Pháp

Một phần của tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 42 - 43)

+ Hòa hoãn với Tưởng:

• Chấp nhận một số yêu sách về kinh tế, tài chính của quân đội Trung Hoa

Dân quốc như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận lưu hành tiền quan kim và quốc tệ trên thị trường Việt Nam.

• Đồng ý nhường cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế

trong Chính phủ liên hiệp mà không qua bầu cử. Mặt khác, chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng đã kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của các thế lực phản động. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật.

• Đảng rút vào hoạt động bí mật với danh nghĩa “tự giải tán” (11/11/1945),

để tránh mũi nhọn tiến công của kẻ thù. + Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ:

• Ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng

đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.

• Ngay khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn

cùng nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến. Lực lượng vũ trang đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, phá kho tàng, triệt phá nguồn tiếp tế, dựng

chướng ngại vật trên đường phố, bao vây và tấn công quân Pháp trong thành phố.

• Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân cả nước

hướng về “Thành đồng tổ quốc”, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước. Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

Một phần của tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 42 - 43)