Về văn hoá giáo dục:

Một phần của tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 67 - 71)

- Cho biết tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

c) Về văn hoá giáo dục:

- Năm 1948 ta mở Hội nghị văn hoá toàn quốc với báo cáo quan trọng của đồng chí Trường Chinh “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam”.... - Phong trào bình dân học vụ tiếp tục phát triển...

- Từ năm 1950 ta bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục nhằm xoá bỏ tận gốc những tàn tích của nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới – nền giáo dục dân chủ nhân dân....

- Những năm 1951 – 1953 công tác vãn hoá giáo dục càng được đẩy mạnh. Nhiều vãn nghệ sĩ đã đi sâu vào đời sống của quần chúng công nông binh để rčn luyện và phục vụ.

- Tóm lại : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) song song với việc đẩy mạnh đấu tranh quân sự, Đảng và chính phủ ta ra sức xây dựng và củng cố hậu phương. Những thắng lợi ấy không những đáp ứng được nhu cầu bức thiết của kháng chiến, đẩy mạnh sự nghiệp phản phong, tạo tiền đề (chính quyền, cơ sở kinh tế, vãn hoá xã hội) để tiến lên xã hội chủ nghĩa sau này.

Câu hỏi 40

Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng ? Trình bày những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

Hướng dẫn trả lời

* Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng

- Cùng với đấu tranh quân sự, chính trị, đấu tranh ngoại giao là một mặt của đấu tranh cách mạng. Song ngoại giao chỉ phản ánh thắng lợi ở chiến trường. Ngoại giao diễn ra thường xuyên, ở cả thời chiến lẫn thời bình, còn mở hội nghị quốc tế để trực tiếp đấu tranh ngoại giao với địch chỉ khi nào thấy có tình thế. Tình thế đó là lúc :

+ Ta đã có những thắng lợi lớn về quân sự, chính trị. + Thế chính nghĩa của ta đã tương đối sáng tỏ. + Ý chí xâm lược của kẻ địch đã bắt đầu lung lay...

- Khi ấy tiếng nói của ta mới có kết quả vì “Ta có thực lực họ mới đếm xỉa đến. Còn nếu ta không có thực lực thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu kẻ đó là người bạn đồng minh của ta vậy” (Chỉ thị kháng chiến và kiến quốc của Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 11/1945).

* Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì tự lực cánh sinh và giành thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có mặt trân ngoại giao.

- Trước việc thực dân Pháp câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc, kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946), để đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược

khôn khéo, mềm dẻo, hoà hoãn với thực dân Pháp, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946...

+ Với Hiệp định Sơ bộ, mặc dù ta không buộc được Pháp công nhận Việt Nam độc lập, thống nhất, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng đã buộc được Pháp công nhận Việt Nam tự do, để ta có cơ sở pháp lí tiếp tục đấu tranh với Pháp; ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi với thực dân Pháp, mượn tay Pháp đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, để có thêm thời gian chuẩn bị đánh thực dân Pháp về sau...

- Sau đó, để tiếp tục kéo dài thời gian hoà hoãn..., ta đã kí với Pháp Tạm ước 14/9/1946.

- Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ của thế giới. Từ năm 1950, nước ta bắt đầu được nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, đầu tiên là Trung Quốc ngày 18/1/1950, Liên Xô ngày 30/1/1950, tiếp theo là các nước dân chủ nhân dân khác... + Sự giúp đỡ của các nước cho cuộc kháng chiến của ta cũng bắt đầu từ đó và ngày càng to lớn. Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có thêm hậu phương là các nước xã hội chủ nghĩa...

- Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao...Trên cơ sở thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta giành thắng lớn về ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ (21/7/1954).

+ Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp phải rút hết quân về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần một thế kỷ trên đất nước ta; miền Bắc được giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng cả nước và là hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam...

Câu hỏi 41

Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong giai đoạn 1946 đến 1954 theo thứ tự sau : thời gian – chủ trương, hoạt động của ta – âm mưu, biện pháp của thực dân Pháp.

Hướng dẫn trả lời

Thời gian Việt Nam Pháp

19/12/1946

đến Thu

Đông 1947

- Ghìm chân, tiêu hao sinh lực địch, xây dựng các mặt.

- Xây dựng căn cứ và lực lượng kháng chiến.

- Tiến hành chính trị nhân dân,

- Đánh nhanh thắng nhanh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

chuẩn bị kháng chiến lâu dài. - Chiến thắng Việt Bắc. túng về chiến lược đánh nhanh thắng nhanh Thu Đông 1947 đến Thu đông 1950

- Tiến hành chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, xây dựng hậu phương lớn mạnh. - Đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Chủ động mở chiến dịch Biên giới.

- Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, đẩy mạnh hành quân càn quét, mở rộng vùng chiếm

đóng.

- Khoá chặt Biên giới.

Thu Đông 1950 đến Thu Đông 1953

- Giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính. - Đại hội Đảng lần II (1951) kháng chiến kiến quốc, xây dựng tiền đề cho chủ nghĩa xã hội.

- Mở nhiều chiến dịch thắng lợi : Thượng Lào, Hoà Bình, Tây Bắc.

- Chuyển sang thế phòng ngự bị động.

- Tiếp tục bị hãm vào thế bị động.

- Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Đông Xuân 1953 – 1954 đến 7/1954 - Tổng phản công, giữ vững quyền chủ động chiến lược, phân tán lực lượng địch.

- Dồn nỗ lực quyết tâm vào trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ.

- Hiệp định Giơnevơ : miền Bắc được giải phóng.

- Kế hoạch Nava kéo dài, mở rộng chiến

tranh, cố gắng giành lại quyền chủ động.

- Kế hoạch Nava bị phá sản. - Công nhân Việt Nam độc lập và rút quân.

Câu hỏi 42

Lập bảng kê về các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ năm 1930 đến 1954 theo các nội dung sau:

Hướng dẫn trả lời TT Tên tổ chức Mặt trận Thời gian hoạt động Chủ trương lớn

1 Mặt trận phản đế Đông Dương Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936 – 1939 Chống chủ nghĩa phátxít và bọn phản động Pháp, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình

Dấy lên một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn, uy tín của Đảng nâng cao, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng… 2 Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương 1939 – 1941 Chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu, trước mắtlà chủ nghĩa đế quốc phát xít, giành lại độc lập cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để đấu tranh chống kẻ thù chủ yếu và trước mắt

3 Mặt trận Việt Minh. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) 1941 – 1945 Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo Góp phần rất quan trọng cho Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến thắng lợi. 4 Mặt trận Liên Việt 1951 – 1954 Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo.

Đã đoàn kết được đông đảo các lực lượng cách mạng. Tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiến hành kháng chiến chống Pháp.

Câu hỏi 43

Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) qua các mốc lịch sử chính và giải thích vị trí, ý nghĩa của các mốc lịch sử đó.

Hướng dẫn trả lời:

Một phần của tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w