Chủ trương của ta: kháng chiến lâu dài nên cần di chuyển cơ quan đầu não, kho tàng về căn cứ an toàn => phát động cuộc kháng chiến trước tiên ở các

Một phần của tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 47 - 52)

kho tàng….về căn cứ an toàn => phát động cuộc kháng chiến trước tiên ở các đô thị nhằm: tiêu hao sinh lực địch, bảo toàn lực lượng của ta; kìm chân địch, tạo điều kiện cho công tác di chuyển….

* Ý nghĩa cuộc chiến đấu trong các đô thị:

- Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng.

- Bảo toàn lực lượng của ta, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu hỏi 22

Lợi kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn kiện đó?

Hướng dẫn trả lời

* Hoàn cảnh ra đời:

Trình bày như phần lý giải tại sao Đảng phát động toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 ở câu trên.

* Nội dung:

- Chỉ rõ nguyên nhân của cuộc kháng chiến: “Chúng ta muốn hoà bình,

chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”

- Khẳng định quyết tâm kháng chiến: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả,

chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

- Kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ

người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…”

- Khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến: “Dù phải gian

khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”

* Ý nghĩa:

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cũng là áng hùng văn mở đầu cuộc

kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài chín năm kết thúc bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ.

- Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời hịch của

non sông đất nước cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, tạo thành khối đoàn kết vững chắc với sức mạnh vô địch để làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân.

Câu hỏi 23

Nghiên cứu về sự kiện ngày 19/12/1946, rất nhiều nhà sử học phương Tây vẫn băn khoăn: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, như họ thấy, đã làm mọi cách để tránh chiến tranh, nhưng đêm đó, vì sao quân đội và tự vệ Việt Nam lại là người nổ súng trước?”. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy giải đáp những băn khoăn đó!

Hướng dẫn trả lời

* Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã “làm mọi cách để tránh chiến tranh”, nỗ lực giải quyết quan hệ Việt – Pháp bằng biện pháp hòa bình:

- Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.

- Hội nghị trù bị Đà Lạt và Hội nghị Phôngtennơblô. - Tạm ước 14/9/1946.

(HS cần nhấn mạnh: đến thái độ chủ động và những cố gắng cao nhất của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm duy trì nền hòa bình Việt – Pháp dù ta

đã biết rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp cũng như nhưng hành động thực dân, hiếu chiến của thực dân Pháp nhằm phá hoại nền hòa bình Việt - Pháp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* “Quân đội và tự vệ Việt Nam lại là người nổ súng trước” vì:

- Hành động bội ước của thực dân Pháp: Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.

+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.

+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…

+ Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.

=> Hành động của thực dân Pháp đã phá hoại mọi nỗ lực của Việt Nam nhằm cứu vãn nền hòa bình Việt – Pháp, chiến tranh là không thể tránh khỏi.

- Việt Nam không còn lựa chọn nào khác sau mọi nỗ lực cứu vãn quan hệ hòa bình với Pháp bị thất bại. Do đó, VN đã nổ súng trước để: Giành thế chủ động và khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập bằng mọi giá, dù phải tiến hành chiến tranh với Pháp.

=> Hành động nổ súng trước của VN là hành động tự vệ, không phải là hành

động gây chiến, mục đích của cuộc chiến tranh chống Pháp là chống Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập. Do đó, cuộc chiến tranh do Đảng ta phát động là một cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Câu hỏi 24

Em hiểu “chính sách tiêu thổ kháng chiến” là gì? Tại sao ta lại thực hiện chính sách đó? Ý nghĩa? Liên hệ với lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc trong thời phong kiến?

Hướng dẫn trả lời

* Chính sách “tiêu thổ kháng chiến” là:

- Khái niệm: “tiêu thổ” là phá huỷ nhà cửa, vườn tược. Chính sách “tiêu thổ” là một phương pháp chiến thuật quân sự trong chiến tranh khi một đội quân trước khi rút ra khỏi một địa điểm nào đó, đã phá hủy tất cả những thứ mà đối phương có thể sử dụng được.

- Chính sách “tiêu thổ kháng chiến” của Đảng ta: khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ta đã tiến hành công tác di chuyển (cơ quan đầu não, kho tàng,

sơ tán dân ra các vùng hậu phương…) đồng thời thực hiện phá hoại nhà cửa, đường sá, cầu cống, không cho địch sử dụng, thực hiện khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, “phá hoại để kháng chiến”….Đây chính là chiến thuật hiệu quả trong rút lui phòng ngự, chặn bước tiến của địch, phá hoại nguồn hậu phương tại chỗ của địch…

* Đảng và nhân dân ta thực hiện chính sách “tiêu thổ kháng chiến” vì:

- Về phía thực dân Pháp: Quân Pháp đông, mạnh nhưng xa hậu phương, tiếp tế khó khăn => chủ trương sử dụng nguồn hậu phương tại chỗ…Do đó, ta cần phải phá hủy mọi nguồn lực mà địch có thể sử dụng để phục vụ cho chiến tranh nhằm khoét sâu vào điểm yếu của địch.

- Về phía ta: xác định tương quan lực lượng chênh lệch, ta chủ trương kháng chiến lâu dài nên chủ động rút lui khỏi các đô thị, di chuyển kho tàng, máy móc….lên các căn cứ. Đồng thời tiến hành tiêu thổ kháng chiến nhằm chặn bước tiến của Pháp, bảo đảm cho công tác di chuyển….

- Đây chính là sự kế thừa nghệ thuật quân sự của cha ông trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm: “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”. …

* Liên hệ:

- Ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên: đối mặt với kẻ thù quá mạnh, ta đã chọn cách rút lui để phòng thủ, triều đình và nhân dân đã thực hiện kế “thanh dã” (vườn không nhà trống): triều đình tạm rời kinh đô Thăng Long, lui về Thiên Trường, Nam Định, nhân dân di tản…

- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884): nhân dân Hà Nội đã đốt các dãy nhà, lập hàng rào lửa cản giặc hay bỏ thuốc độc xuống giếng nước…

Câu hỏi 25

Tại sao thực dân Pháp quyết định tấn công lên Việt Bắc 1947? Đảng và nhân dân ta đã “phá tan cuộc tấn công mùa đông của địch” như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

* Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa Việt Bắc vì:

– Tháng 3/1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay cho Đác-giăng-liơ. Bô-la-e vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc. – Âm mưu: xoá bỏ căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế; tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

– Ngày 7/10/1947, Pháp đã huy động 12.000 quân, gồm cả không quân, lục quân, và thuỷ quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chia thành ba cánh tiến công lên Việt Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chiến dịch Việt Bắc

– Trung ương Đảng ra chỉ thị: “phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

– Diễn biến:

+ Bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối tháng 11/1947).

+ Ở mặt trận hướng đông: chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947).

+ Ở hướng Tây: phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch.

– Kết quả, ý nghĩa:

+ Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947); bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành.

+ Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng.

+ Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

+ Làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu hỏi 26

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của quân Pháp? Đảng và nhân dân ta đã lập nên chiến thắng đó như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

- Âm mưu và chiến lược của thực dân Pháp: xâm lược trở lại VN với chiến

lược đánh nhanh thắng nhanh.

- Chủ trương của Đảng: tiến hành kháng chiến lâu dài, buộc địch phải chuyển

Một phần của tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn luyện cho HSG quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954 (Trang 47 - 52)