8. Cấu trúc khóa luận
3.2.3. Nắm vững phương pháp dạy học từng phân môn
3.2.3.1. Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp
Trong dạy học tiếng Việt, có ba phƣơng pháp dạy học có phạm vi sử dụng rộng rãi là: phƣơng pháp luyện tập theo mẫu, phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ và phƣơng pháp giao tiếp. Tùy từng phân môn, từng bài học mà giáo viên lựa chọn phƣơng pháp dạy học sao cho phù hợp.
Chẳng hạn, để chuẩn bị cho giờ Tập đọc, GV không chỉ xác định phƣơng pháp mà còn cần lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể. Để giải nghĩa từ trong giờ Tập đọc, ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có thể giải nghĩa bằng biện pháp trực quan, giáo viên đƣa ra vật thật hoặc tranh ảnh. Thí dụ nhƣ giải nghĩa từ “con ve”, giáo viên sẽ cho học sinh quan sát
hình ảnh hoặc tranh vẽ con ve. Cũng có thể giải nghĩa bằng ngữ cảnh, bằng cách yêu cầu HS đặt câu với từ cần giải nghĩa, hoặc có thể giải nghĩa bằng định nghĩa.
3.2.3.2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học
Phần này sẽ đƣợc ghi trong mục “Chuẩn bị” của bài soạn.
Đồ dùng dạy học, phƣơng tiện: GV cần ghi rõ các đồ dùng trực quan cần chuẩn bị, các phƣơng tiện dạy học cần có, ví dụ: bảng phụ, phấn màu, phiếu bài tập, băng hình, băng tiếng,… Các đồ dùng, phƣơng tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong dạy học, tuy nhiên cần đƣợc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mục đích.
Hình thức tổ chức dạy học: Có rất nhiều cách thức tổ chức lớp học trong một giờ học Tiếng Việt. Tùy từng bài học mà GV cần lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp. Chẳng hạn, giờ Tập đọc có thể tổ chức trò chơi sắm vai, thi đọc tiếp sức, thi đọc thuộc lòng,… giờ Luyện từ và câu có thể cho cả lớp thảo luận nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6 tùy yêu cầu của bài tập. Hoặc trong một giờ Tập làm văn tả về cây cối, GV có thể tổ chức cho HS tham quan ngoài trời để dễ quan sát về các đặc điểm của cây, nhƣ vậy giờ học sẽ sinh động và gây đƣợc hứng thú học tập cho HS.
3.2.3.3. Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học
Một tiết học Tiếng Việt bị đóng khung trong 40 phút, vì vậy cần dự tính thời gian cho từng hoạt động. Nếu không tính toán và phân bổ thời gian kĩ lƣỡng rất có thể các bạn sẽ bị “cháy giáo án”. Ở đây có thể là thừa thời gian quá nhiều hoặc không đủ thời gian để dạy hết bài. Qua thực tế thực tập giảng dạy của mình, tôi cũng đã từng bao lần phải chạy đua với thời gian trong một tiết dạy. Tôi có thể ví dụ qua một tiết Tập đọc “Cây dừa” (TV2 - Tập 2) do chính tôi dạy sau đây. Tôi đã chuẩn bị giáo án phải nói khá kì công và tập giảng nhiểu lần. Nhƣng khi đứng lớp, thời gian 40 phút vẫn không đủ để dạy
và phải thêm 5 - 7 phút nữa. Điều dễ thấy đó là bài đọc quá dài mà chỉ gói gọn trong 40 phút trong khi giờ tập đọc có nhiệm vụ luyện đọc thành tiếng và luyện kỹ năng tìm hiểu bài. Khâu hƣớng dẫn luyện đọc mất khá nhiều thời gian, ít cũng phải mất 15-20 phút: từ đọc mẫu, luyện đọc nối tiếp câu ít nhất cũng phải hai lƣợt, rồi sửa lỗi phát âm, luyện đọc đoạn, hƣớng dẫn ngắt nhịp, đọc câu khó, đọc theo nhóm rồi thi đọc trong nhóm, đọc đồng thanh… còn chƣa kể đến phần kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài, học thuộc lòng rồi củng cố kiến thức và trƣờng hợp học sinh không tập trung chú ý, dễ dẫn đến “cháy” giờ dạy. Dù là vậy, nhƣng khi soạn bài lên kế hoạch giảng dạy, chúng ta vẫn phải cân nhắc kĩ lƣỡng về thời gian sao cho hợp lí. Dạy gì và không dạy cái gì, nội dung nào là cần thiết và nội dung nào có thể bỏ qua, cần sắp xếp ƣu tiên cho nội dung luyện tập nào,…sự tính toán này cực kì quan trọng.
3.2.3.4. Xây dựng hệ thống nhiệm vụ, soạn thảo, lựa chọn các câu hỏi, bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh
Sau khi đã xác định đƣợc nội dung dạy học, chúng ta cần phải triển khai thành hệ thống nhiệm vụ, hệ thống công việc của thầy và trò ứng với từng bƣớc lên lớp. Chúng ta phải lựa chọn, soạn thảo các câu hỏi và bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tƣợng học sinh. Các câu hỏi, bài tập có thể đƣợc soạn thảo dƣới dạng phiếu giao việc, phiếu thảo luận, phiếu bài tập hoặc trò chơi học tập. Những kiểu dạng câu hỏi bài tập, tỉ lệ sử dụng chúng cũng khác nhau tùy theo từng bài học, từng khối lớp.
Ở giai đoạn đầu ( lớp 1,2,3) các câu hỏi, bài tập thƣờng đƣợc soạn thảo dƣới dạng tái hiện nội dung bài. Chẳng hạn, bài Tập đọc Cây dừa (TV2 Tập
2), có hai câu hỏi cần tìm hiểu đó là: 1. Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn,
thân, quả) được so sánh với những gì? 2. Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào? Hai câu hỏi trên không quá khó
quan để trả lời câu hỏi. Ngoài hai câu hỏi trong SGK, GV cũng cần phải soạn thêm một số câu hỏi phụ để giúp HS khắc sâu kiến thức, nắm đƣợc nội dung bài học, đồng thời làm cơ sở kiến thức để dạy học cho tiết Luyện từ và câu “Từ ngữ về cây cối” nhƣ: Cây dừa trong bài thơ bao gốm những bộ phận nào? Hoặc sau khi trả lời xong câu hỏi số 1, GV cũng có thể hỏi thêm HS:
Tác giả sử dụng những hình ảnh ấy để nói lên điều gì? Nhƣ vậy, tùy từng bài
học, khi soạn bài, GV cần linh hoạt trong khâu thiết kế các câu hỏi, bài tập sao cho hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
Lên các lớp trên (lớp 4,5), các câu hỏi, bài tập cần đƣợc nâng dần lên để kích thích sự động não, tƣ duy của các em. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải bàn tính đến tính vừa sức trong việc lựa chọn câu hỏi, bài tập, nghĩa là tính vừa sức cần đƣợc xem xét ở bình diện phƣơng pháp, thủ pháp dạy học. Một câu hỏi đƣa ra cần đảm bảo từ học sinh trung bình đến học sinh khá, giỏi đều trả lời đƣợc. Với những HS khá, giỏi chúng ta có thể nâng cao độ khó của bài tập lên, còn HS yếu kém thì các câu hỏi cần mang tính chất gợi mở và chia nhỏ câu hỏi để các em dễ thực hiện. Đồng thời, giáo viên cũng nên soạn thảo, bổ sung thêm các câu hỏi, bài tập để bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém.
3.2.3.5. Dự kiến các tình huống dạy học và điều chỉnh các câu hỏi, bài tập
Xây dựng giờ học thành hệ thống nhiệm vụ và việc làm tức là ta đã hình dung ra hoạt động của thầy và trò trong giờ lên lớp. Đồng thời ta cần phải dự tính chi tiết các kết quả hoạt động của trò, dự tính các tình huống dạy học sẽ xảy ra và điều chỉnh. Qua khảo sát một số giáo án của sinh viên, chúng tôi thấy hầu nhƣ các bạn chỉ dự tính hoạt động của thầy: thầy làm gì, nêu câu hỏi gì, ra bài tập nhƣ thế nào,…nhƣng lại không dự tính xem lúc đó HS sẽ phải làm gì, trả lời câu hỏi và bài tập đƣợc giao nhƣ thế nào. Cụ thể, qua bài soạn Mẹ(TV2 - Tập một), có câu thơ: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”, khi
yêu cầu HS giải nghĩa câu thơ trên, GV chỉ đƣa ra yêu cầu nhƣ sau “ các con hiểu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời là nhƣ thế nào?”, và trong phần Hoạt động của HS, GV chỉ ghi ngắn gọn : “HS trả lời” mà không dự tính trƣớc câu trả lời của HS. Với câu hỏi trên, HS sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau nhƣ: Mẹ
là ngọn gió của con suốt đời nghĩa là: “Mẹ sẽ ngồi quạt mát cho con suốt
đời”, “Mẹ đối với con lúc nào cũng mát lành nhƣ ngọn gió” hoặc “Sự chăm sóc, tình yêu thƣơng của mẹ theo con suốt cuộc đời”,…Nếu không dự tính trƣớc câu trả lời, khi đứng trƣớc những câu trả lời đó, ngƣời GV sẽ bị lúng túng không biết đâu là đáp án chính xác và đành “đứng nhƣ trời trồng” trong giờ dạy.
Trong quá trình soạn bài, điều rất quan trọng đó là ngƣời GV cần phải làm trƣớc tất cả những gì HS sẽ phải làm trong giờ học và xem đó là một nguyên tắc để tránh đƣợc những sai lầm đáng tiếc. “Nếu GV nào cũng tự trả lời những câu hỏi, giải trƣớc những bài tập mà mình ra trong bài soạn trƣớc khi lên lớp thì sẽ tự điều chỉnh chúng phù hợp hơn. Chúng ta sẽ tránh đƣợc các tình huống bất ngờ, không xử lí kịp, đành “chết đứng” trên giờ dạy.” [5, tr.158].
Tiếp nữa, để cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, khi soạn giáo án, chúng ta cũng phải dự tính đƣợc hết độ khó khăn của HS và soạn thảo cả những câu hỏi gợi mở, những bài tập dự trữ nhằm giảm độ khó của câu hỏi và bài tập chính.
Ví dụ: Để giảm độ khó của câu hỏi tìm hiểu bài Ngôi trường mới(TV2 - Tập 1), ba câu hỏi của bài có thể đƣợc diễn đạt bằng cách khác sao cho dễ hiểu nhƣ sau:
Câu hỏi 1: Ngôi trường mới xây có gì đẹp?
Ta diễn đạt bằng câu hỏi khác nhƣ sau: Con hãy tìm trong bài câu văn/từ ngữ nói về màu sắc của ngôi trường mới?
Ta chuyển thành: Dưới mái trường có những tiếng gì vang lên? Câu hỏi 3:Tình cảm của em HS dưới mái trường mới như thế nào? GV có thể hỏi HS bằng câu hỏi gợi mở nhƣ: Em HS trong bài có yêu
ngôi trường mới của mình không?
Để làm đƣợc nhƣ vậy, GV cần nắm chắc trình độ, đặc điểm của từng HS để có thể dự tính đƣợc với những câu hỏi, bài tập khó thì những em nào trong lớp có thể thực hiện đƣợc. Nhờ thế, chúng ta mới có thể chủ động điều chỉnh, tăng độ khó của bài tập nhằm hƣớng tới những đối tƣợng HS khá, giỏi, đồng thời giảm độ khó của bài tập đối với những em HS còn yếu, kém.