0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nắm mục tiêu, nội dung dạy học của từng bài học

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC (Trang 52 -54 )

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.2. Nắm mục tiêu, nội dung dạy học của từng bài học

Mục tiêu của bài học là cái đích mà thầy trò cần đạt đƣợc sau giờ học, nó sẽ cụ thể hóa thành các nội dung dạy học. Khi bắt đầu bài soạn, mỗi sinh viên cần xác dịnh đƣợc mục tiêu của giờ học, nghĩa là xác định đƣợc khi giờ học kết thúc, học sinh phải có khả năng gì. Chẳng hạn, kết thúc giờ Tập đọc, HS sẽ có đƣợc kĩ năng đọc nào và các em có thêm kiến thức gì trƣớc giờ học.

Nếu giáo viên không xác định đƣợc mục tiêu, tức là họ không biết mình muốn đi đến đâu và vì thế sẽ dẫn học sinh đi lạc đƣờng trong giờ học, bởi sẽ “không có một luồng gió thuận cho những ai không biết rõ mình muốn cập bến nơi nào”. Nhƣ vậy, khả năng sƣ phạm của một giáo viên không phải ở chỗ họ nói hay nhƣ thế nào mà ở chỗ học sinh hiểu và làm đƣợc đến đâu sau giờ học.

Mỗi giáo viên cần phải tự hình thành cho mình khả năng tự xác định mục tiêu, nội dung dạy học thì mới có thể chủ động lựa chọn phƣơng pháp dạy học, chủ động tiến hành từng bƣớc lên lớp cho đến khi đạt đến mục đích cuối cùng của giờ học.

Ta có ví dụvề xác định mục tiêu, nội dung dạy học bài Tập đọc, cụ thể nhƣ sau:

Về xác định mục tiêu: khi xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội

dung để viêt ở mục I “Mục tiêu” của giáo án. Mà mục tiêu chính của phân môn Tập đọc chính là các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm.

Về xác định nội dung: khi chúng ta xác định nội dung dạy đọc cho HS

càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định đƣợc mục tiêu, nội dung dạy học chúng ta phải trả lời

đƣợc: Sau giờ học, học sinh sẽ đạt đƣợc những gì? Cụ thể, đó là chúng ta sẽ đi trả lời các câu hỏi:

 HS cần đọc bài Tập đọc trong thời gian bao lâu? (xác định tốc độ đọc, luyện kĩ năng đọc nhanh).

 Những từ ngữ, câu nào học sinh cần luyện đọc thành tiếng?

 Toàn bài cần đọc với giọng điệu chung nhƣ thế nào? Tốc độ, cƣờng độ, cao độ, trƣờng độ, giọng đọc từng từ, từng câu ra sao để thể hiện giọng điệu chung này?

 Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Những tình tiết nào của bài đọc cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng nhƣ thế nào?

 Nội dung chính của bài tập đọc là gì? Ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu chuyện là gì? Học sinh đƣợc giáo dục điều gì sau khi học xong bài tập đọc?

Ví dụ: Xác định mục tiêu, nội dung dạy đọc bài Mẹ (TV2 - Tập một).  Luyện đọc thành tiếng:

+ Luyện phát âm cho các em HS vùng phƣơng ngữ Bắc Bộ các từ ngữ:

lặng rồi, nắng oi, lời ru, đêm nay. Luyện phát âm cho vùng phƣơng ngữ

Trung Bộ các từ: cũng, vẫn, võng, những, đã. + Luyện ngắt nhip cho HS câu khó đọc:

Những ngôi sao/ thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.

+ Luyện đọc diễn cảm: GV hƣớng dẫn HS tạo chỗ ngừng biểu cảm, gây chú ý và đọc dãn nhịp, nhấn vào các từ: lặng, mệt, nắng oi, kẽo cà, thức, chẳng bằng.

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết và sâu lắng.  Hiểu nội dung bài:

con ve: là loài bọ cánh trong suốt sống trên cây, ve đực thƣờng kêu ve

ve khi hè về.

nắng oi: là nắng không có gió, rất khó chịu, ngột ngạt.

võng: là đồ dùng để nằm, đƣợc bện bằng sợi dây hay bằng vải, hai đầu

móc vào cột nhà hoặc thân cây.

giấc tròn:giấc ngủ ngon lành, đầy đặn.

+ Dạy nghĩa câu: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”: ý nói mẹ phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao hằng đêm vẫn thức.

+ Nội dung bài học: bài thơ nói lên nỗi vất vả nhọc nhằn của ngƣời mẹ khi nuôi con và tình yêu thƣơng vô bờ của ngƣời mẹ dành cho con.

+ Giáo dục HS: công lao biển trời của ngƣời mẹ đã mang nặng đẻ đau con cái, giáo dục lòng yêu thƣơng cha mẹ, kính trọng ông bà và những ngƣời thân trong gia đình.

Nhƣ vậy, khi đã nắm chắc mục tiêu, nội dung thì giờ dạy học của các bạn sẽ trở nên thật nhẹ nhàng và làm chủ giờ dạy của mình.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU KĨ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC (Trang 52 -54 )

×