8. Cấu trúc khóa luận
1.2.3. Các cơ sở xây dựng chương trình môn Tiếng Việt tiểu học mới
Mỗi người giáo viên cần có những hiểu biết về cơ sở xây dựng chương trình cũng như chương trình cụ thể, phải xem chương trình là cương lĩnh dạy học của mình và luôn có ý thức thực hiện tốt chương trình.
Nói đến các cơ sở xây dựng chương trình môn Tiếng Việt tiểu học, nhóm tác giả Lê Phương Nga (chủ biên) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo đã đưa ra những căn cứ sau:
(1) Căn cứ vào mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu môn học nói riêng
Theo nhóm tác giả trên thì đây là căn cứ quan trọng nhất, bởi vì:
Thứ nhất, Chương trình Tiếng Việt phải góp phần thực hiện những mục tiêu chung của giáo dục tiểu học: “giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.
Thứ hai, Chương trình Tiếng Việt phải thực hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt. Nó phải trang bị cho mỗi học sinh những kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ, các thao tác tư duy mà xã hội đòi hỏi ở trẻ 6 - 11 tuổi.
“Những quan niệm về mục tiêu môn học khác nhau là cơ sở để đề xuất những chương trình rất khác nhau. Nếu mục tiêu cơ bản của dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường là hình thành và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo hoạt động lời nói ở các dạng và các hình thức của nó thì cần phải có một cách tiếp cận khác về nguyên tắc so với cách làm truyền thống trong việc xây dựng chương trình môn học.” Nhóm tác giả nhận định.
(2) Căn cứ vào thành tựu khoa học có liên quan như Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Văn học, Tâm lí học lứa tuổi, Giáo dục học.
(3) Căn cứ vào điều kiện dạy học ở tiểu học hiện nay trên phạm vi cả nước.
Khi xây dựng chương trình cần đặc biệt lưu ý đến điều kiện dạy học. Điều kiện dạy học ở đây chính là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,… Những điều kiện này ở các vùng khác nhau chưa thực sự đồng đều, có nhiều nơi trường lớp, bàn ghế chưa đủ, các thiết bị dạy học tiếng Việt còn thiếu sót rất nhiều, giáo viên thiếu và có trình độ thấp,…
Do đó khi xây dựng chương trình Tiếng Việt, các nhà Giáo dục cần dựa vào các căn cứ trên đây để xây dựng chương trình Tiếng Việt sao cho hợp lí tránh tình trạng lãng phí sức người và của mà không đưa vào thực tiễn giảng dạy được.