8. Cấu trúc khóa luận
1.2.2. Mục tiêu môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học
Nói đến mục tiêu đặc thù của môn học Tiếng Việt, trước đây người ta thường nói đến vấn đề thứ nhất là học để nắm kiến thức tiếng Việt (bao gồm cấu tạo tiếng Việt, hệ thống tiếng Việt gồm các kiểu đơn vị và quan hệ giữa chúng), thứ hai là học để giao tiếp - giao tiếp bằng bản ngữ.
Chương trình Cải cách Giáo dục đã xác định mục tiêu môn học Tiếng Việt như sau:
- Môn Tiếng Việt bước đầu dạy cho học sinh nhận biết được những tri
thức sơ giản, cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính tả. Trên cơ sở đó rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong suy nghĩ và trong giao tiếp.
- Dạy học tiếng Việt nhằm phát triển các năng lực trí tuệ và phát huy
sinh những thao tác tư duy cơ bản, dạy cách học tập và rèn luyện những thói quen cần có ở tiểu học.
- Môn Tiếng Việt cần gợi mở cho học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của
ngôn từ tiếng Việt và hiểu được phần nào cuộc sống xung quanh. Môn Tiếng Việt bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành mạnh như: tình cảm gia đình, tình thầy trò,tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người, đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tôt đẹp.
Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới đưa mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt - hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Chương trình tiểu học mới (ban hành theo Quyết định ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định mục tiêu như sau:
“Môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm:
1.Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
2.Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
3.Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” [3, tr.43 - 44].