Thể hiện được tính tích hợp của chương trình

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn tiếng việt của sinh viên sư phạm giáo dục tiểu học (Trang 47 - 48)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.1. Thể hiện được tính tích hợp của chương trình

Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. [3, tr.48].

Dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại của tất cả các nước phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về học vấn phổ thông, khả năng tiếp thu và khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại đang ngày một tăng lên không ngừng.

Quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm).

Môn học Tiếng Việt tiểu học bao gồm bảy phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện

từ và câu, Tập làm văn, Tập viết) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.

(1) Việc xây dựng chương trình môn Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp được thể hiện ở bốn điểm sau:

 Môn học chương trình xây dựng được gọi là môn Tiếng Việt.

 Môn học Tiếng Việt đồng thời hình thành cho học sinh 4 kỹ năng:

nghe, nói, đọc, viết.

 Bảy phân môn và bốn kĩ năng được tích hợp với nhau trong cùng

một môn học Tiếng Việt.

 Đảm bảo tính thống nhất cao giữa bảy phân môn.

(2) Việc soạn giáo án môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp là một vấn đề mới và rất khó.

Theo yêu cầu tích hợp ngang, sách giáo khoa tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập, các kiến thức được tích hợp với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Theo yêu cầu tích hợp dọc: kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn.

Nếu soạn giáo án theo hướng tích hợp thì trong giờ dạy sẽ giúp cho các em hiểu được vấn đề một cách sâu rộng, khắc ghi được kiến thức lâu hơn, hiểu bài một cách dễ dàng hơn, có thêm nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau, kích thích trí tưởng tượng, ham học hỏi của các em học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu kĩ năng soạn giáo án môn tiếng việt của sinh viên sư phạm giáo dục tiểu học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)