0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Định hướng chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM (Trang 66 -69 )

2014.

3.3.1. Định hướng chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực

lực Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

a. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo

dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực là một bước đi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở quy hoạch phát triển KT – XH các

59

ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011 – 2020 và đưa nhu cầu nhân lực trở thành nội dung không thể thiếu trong các quy hoạch theo thực tiễn đất nước. Quá trình đề xuất và thực thi các phương án chính sách để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cần có cơ sở khoa học. Cụ thể:

Cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp: Hệ thống giáo dục chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Thời gian qua, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều cuộc cải cách về hệ thống giáo dục, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với quá trình đổi mới giáo dục, có nhận thức đúng đắn về phát triển hệ thống giáo dục, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng một xã hội tri thức, đây là yêu cầu tất yếu bởi mọi chiến lược phát triển KT – XH đều không thể thành công nếu thực hiện chiến lược giáo dục đào tạo không tốt vì đó là tiền đề quyết định đến khả năng gây dựng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Cần đổi mới toàn diện phương pháp học tập và giảng dạy hiện nay: Cùng với việc nhận thức đúng vai trò của nguồn nhân lực, cần có các phương án thiết kế lại chương trình học tập và giảng dạy theo phương châm bám sát với nhu cầu phát triển KT – XH của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại; hệ thống giáo dục, dạy nghề cần phải cải cách để phù hợp với yêu của các nhà tuyển dụng, đào tạo cần phải đi liền với nhu cầu nhân lực thực tế của thị trường; hệ thống giáo dục không nên quá nặng lý thuyết mà cần chú trọng đến việc phát huy tối đa tiềm năng của người học và khả năng thực hành, kỹ năng mềm,... nhằm kích thích thúc đẩy phát huy tính tích cực chủ động, khả năng sáng tạo của người học, giúp họ rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, khả năng thích ứng với môi trường làm việc. Bên cạnh đó cần cải tiến căn bản các hình thức thi và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, đảm bảo khách quan, trung thực nhằm đảm bảo đầu ra cho nguồn nhân lực đạt chất lượng tốt nhất.

Xây dựng và đánh giá nguồn nhân lực dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong nước và quốc tế: Phát triển nguồn nhân lực cần dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn

60

quốc tế về thể lực, trí lực, tác phong công việc,.. nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp góp phần đánh giá được năng lực, trình độ chuyên môn và từng bước công nhận kỹ năng nghề nghiệp của người lao động giúp tăng khả năng cạnh tranh tìm kiếm cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực trong nước trên thị trường lao động quốc tế.

b. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách nâng cao thể lực, tầm vóc cho người Việt

Nam nói chung và nguồn nhân lực nói riêng

Muốn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực, nếu chỉ chú trọng đến hoạt động giáo dục, dạy nghề thôi là chưa đủ, các nghiên cứu về năng suất lao động trong nước và quốc tế đã khẳng định, thể lực trung bình là hạn chế lớn đối với năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Vì vậy, hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hoàn thành mục tiêu Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoại 2008 – 2030, nỗ lực cải thiện dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe nhằm phát triển tầm vóc, thể lực và tâm sinh lý, phát triển mạng lưới tư vấn dinh dưỡng cấp cơ sở và hệ thống y tế dự phòng,… sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng.

c. Hoàn chỉnh, bổ sung các chính sách kết nối cung – cầu lao động, thực hiện tiến

trình tăng lương cần phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở thực hiện mục tiêu chính sách kết nối cung – cầu lao động: Theo dự báo của Bộ LĐTB&XH, đến năm 2015 dân số nước ta đạt khoảng trên 92 triệu dân, trong đó lực lượng lao động là 50 triệu người (chiếm 82,2% dân số trong độ tuổi lao động), trung bình mỗi năm Việt Nam phải giải quyết việc làm cho gần một triệu lao động. Vì vậy, xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời sự biến động của thị trường lao động là tiền đề quan trọng trong việc

61

hoạch định các chính sách kết nối cung – cầu lao động, giải quyết vấn đề lao động cho những người mới bước vào thị trường lao động. Không những vậy, thông tin thị trường cập nhật giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tuyển chọn nhân viên phù hợp với yêu cầu của công việc, giúp người lao động tìm kiếm được các công việc phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân.

Gắn liền với sự phát triển của hệ thống thông tin việc làm là sự phát triển của hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, góp phần đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm trên thị trường lao động, xây dựng các cổng thông tin việc làm quốc gia, góp phần gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và khả năng phát triển của nguồn nhân lực trong nước.

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lươngdựa trên các nguyên tắc của thị trường lao động: Theo một số chuyên gia, tiền lương ở Việt Nam hiện nay còn thấp, chưa được tính đúng, tính đủ, chính vì vậy cần có sự điều chỉnh kịp thời về chế độ tiền lương, tiền thưởng dựa trên các nguyên tắc của thị trường lao động như năng suất lao động, hiệu quả công việc, tính sáng tạo trong quá trình hoàn thành công việc. Khuyến khích nhà tuyển dụng và người lao động tự thỏa thuận tiền lương dựa trên các quy định về mức lương tối thiểu, thang bậc lương của Nhà nước.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM (Trang 66 -69 )

×