2014.
2.2.3. Về kiến thức và kỹ năng chuyên môn:
Bảng 2. 4 Cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
(Đơn vị tính: %)
Nghề nghiệp 2010 2011 2012 2013
Các nhà lãnh đạo 0.9 1.1 1 1.1
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 5.1 5.3 5.5 5.7 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 3.7 3.5 3.4 3.3
Lao động có kỹ thuật 35.1 33.2 31.8 31
Khác 55.2 56.9 58.3 58.9
Nguồn: TCTK
Theo số liệu Tổng cục Thống kê đã công bố, có một sự biến động khá nhẹ trong cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực Việt Nam. Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2010 – 2014 có xu hướng tăng trưởng tốt trở lại nên cơ cấu nhân lực cũng có những biến động đáng mừng, tỷ trọng các nhà lãnh đạo có xu hướng đi lên (từ
37
0.9% năm 2010 lên 1.1% năm 2013), nhân lực có chuyên môn kỹ thuật bậc cao có xu hướng tăng (trung bình tăng khoảng 0.2%/năm) song mức tăng này còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển khiến năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam chưa phát huy được như mong muốn.
Cơ cấu lao động có kỹ thuật trong tất cả các ngành đều có dấu hiệu tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng lên của lao động giản đơn. Điều này có ảnh hưởng không hề nhỏ đến cơ cấu nhân lực của Việt Nam. Ví dụ cụ thể, nông – lâm nghiệp, thủy sản vốn là ba ngành thế mạnh của Việt Nam có đóng góp rất lớn vào tổng giá trị xuất khẩu trong nước, việc cơ cấu lao động có kỹ thuật trong ba ngành thế mạnh này nói riêng và lao động có kỹ thuật trong tất cả các ngành nói chung giảm sút trong cơ cấu chung của thị trường lao động (từ 35.1% năm 2010 xuống còn 31% năm 2014) cũng gây ra nhiều áp lực trong sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
Cơ cấu lao động phổ thông, lao động giản đơn, lao động thiếu trình độ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam (tăng từ 55.2% năm 2010 lên 58.9% năm 2013) nguyên nhân chính là do có nhiều khu công nghiệp đã và đang được mở ra với mức lương khá hấp dẫn, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ (chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18 đến 21) nên một lực lượng lớn học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông không tiếp tục học lên mà quyết định ra nhập thị trường lao động, lực lượng lao động này trẻ, nhanh nhẹn và thường có sức khỏe tốt nhưng lại thiếu kỹ năng sống và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Điều này, trong ngắn hạn có thể giải quyết được vấn đề việc làm và thu nhập nhưng trong dài hạn sẽ làm giảm sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như khả năng cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Một điều rất đáng báo động khi nguồn nhân lực chưa qua đào tạo ở Việt Nam hiện đang chiếm tỷ lệ rất cao ( khoảng 82% năm 2013) bất chấp các nỗ lực trong hệ thống cải cách giáo dục dạy nghề. Mặc dù con số này có xu hướng giảm trong giai đoạn (giảm 3.5% trong giai đoạn 2010 – 2014) song mức giảm còn quá chậm so với mục tiêu đề ra.
38
Biểu đồ 2. 6 Tỷ trọng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013.
(Đơn vị tính: %)
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu của TCTK
Ngày nay khi cả thế giới đang hướng tới mục tiêu xây dựng nền nền kinh tế tri thức nếu Việt Nam vẫn không giải quyết bài toán chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tiềm năng nhân lực trong thời kỳ dân số vàng thì về dài hạn, nguồn nhân lực Việt Nam gần như không đủ năng lực để cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Cùng với đó sẽ dẫn đến hàng loạt các hệ quả đi kèm như: tổng năng suất lao động xã hội giảm, mức thu nhập bình quân đầu người giảm, mức sống của người dân thấp và nền kinh tế kém phát triển,…
Thực tế đã chứng minh, lao động là một trong số những nguồn lực chính quyết định đến năng suất lao động của một quốc gia, ngược lại, năng suất lao động cũng phần nào phản ánh chất lượng nguồn nhân lực quốc gia đó. Một quốc gia có năng suất lao động thấp thì chất lượng và hiệu suất lao động của nguồn nhân lực nước đó rõ ràng là rất thấp. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 Đại học trở lên Cao đẳng
Trung cấp chuyên nghiệp
Dạy nghề
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật
39