Về tính cạnh tranh của thị trường lao động trong nước:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 49 - 53)

2014.

2.2.5.Về tính cạnh tranh của thị trường lao động trong nước:

Mức độ hiệu quả của thị trường lao động là nhân tố có mối quan hệ mật thiết với năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Thị trường lao động, xét theo nghĩa chung nhất, là nơi cung và cầu lao động có tác

5 Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Bộ LĐTB&XH, 2012 6 ILSSA-Manpower, Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội 2014.

42

động qua lại với nhau7,hay là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động và người sử dụng lao động, chính vì thế năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực và biểu hiện thông qua năng suất lao động xã hội và tính cạnh tranh của thị trường lao động.

Bảng 2. 5 Năng suất lao động của các nước trong khối ASEAN giai đoạn 2010 – 2013 (Đơn vị tính: USD)

2010 2011 2012 2013 ASEAN 9.868 10.097 10.467 10.812 Brunei 98.831 99.362 100.051 100.015 Cambodia 3.460 3.619 3.797 3.989 Indonesia 8.763 9.130 9.486 9.848 Lao PDR 4.636 4.865 5.115 5.396 Malaysia 33.344 34.056 35.018 35.751 Myanmar 2.454 2.560 2.683 2.828 Philippines 9.152 9.168 9.571 10.026 Singgapore 97.151 98.775 96.573 98.072 Thailand 13.813 13.666 14.446 14.754 Viet Nam 4.896 5.028 5.239 5.440 China 12.092 13.093 14.003 14.985 India 8.359 8.832 9.073 9.307 Japan 62.681 63.018 64.351 65.511

Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development

Indicators, 2013.

7 Từ điển kinh tế MiT

43

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã và đang đặc biệt chú trọng vào chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thay đổi tỷ trọng của các ngành kinh tế nhưng lại thiếu quan tâm tới chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng năng suất lao động dẫn đến sự chênh lệch giữa cung – cầu lao động trên thị trường còn lớn, chưa phát huy được hết ưu thế của nguồn nhân lực nước ta trong quá trình phát triển kinh tế.

Năng suất là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì vậy, các quốc gia, doanh nghiệp trong thời gian qua đều tích cực trong đổi mới tổ chức quản lý, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng làm việc nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong nước. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế không mấy khả quan là năng suất lao động của Việt Nam hiện nay còn rất thấp, trung bình thấp hơn từ 2 đến 5 lần năng suất lao động của các nước trong khu vực. Gần đây nhất, theo báo cáo của ILO và ADB đã công bố8 năng suất lao động của Việt Nam vẫn nằm trong số những nước thấp nhất khu vực ASEAN, đạt 5,440 USD/lao động vào năm 2013 (PPP, giá so sánh năm 2005), chỉ cao hơn một số nước như Lào, Campuchia, Miến Điện nhưng thấp hơn rất nhiều so với các nước trung bình của ASEAN như Thái Lan, Philippines,…

Cụ thể trong bảng 2.5 có thể thấy, so với các nước trong khối ASEAN thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singgapore, bằng 1/6 năng suất lao động của Malaysia,… trong cộng đồng ASEAN, năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar, Cambodia và đang xấp xỉ với Lào. Năng suất lao động thấp trong khi mức lương tối thiểu vẫn đang tiếp tục tăng khiến Việt Nam dần mất đi lợi thế về chi phí lao động thấp, nếu không kịp thời cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để kịp thời tận dụng ưu thế về quy mô nguồn nhân lực trong nước thì năng

44

lực cạnh tranh nguồn nhân lực nói riêng và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam có nguy cơ bị thụt lùi ngày càng xa so với các quốc gia khác.

Về cơ bản, cùng với quá trình phát triển của đất nước, nước ta đã và đang nỗ lực không ngừng không việc hoàn thiện hành lang pháp lý của thị trường lao động như: Bộ luật lao động, chính sách tăng lương tối thiểu, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp,… Đi kèm với đó, Việt Nam đã xây dựng được 12 nhóm chỉ tiêu đánh giá về lĩnh vực lao động việc làm và đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm9,… để cung cấp các thông tin phản ánh thực trạng thị trường lao động.

Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn tiếp tục xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ các đơn vị sử dụng lao động thông qua tạo dựng môi trường đầu tư lành mạnh và ổn định cho phát triển các loại hình doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế để gia tăng nhu cầu sử dụng lao động, giải quyết vấn đề việc làm, bảo vệ lợi ích hài hòa của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy vậy, thị trường lao động Việt Nam vẫn bị đánh giá là chưa hoàn thiện, đặc biệt là cơ sở hạ tầng của thị trường lao động như: hệ thống thông tin thị trường lao động chưa phát triển, hệ thống đào tạo dạy nghề còn chưa gắn kết với nhu cầu thực tiễn của thị trường, các trung tâm giới thiệu việc làm còn nhỏ lẻ, thiếu sự kết nối và hỗ trợ nhau. Đây chính là nguyên nhân làm giảm đi mức độ hiệu quả và sức cạnh tranh của thị trường lao động trong nước, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu cùa WEF, mức độ hiệu quả của thị trường lao động Việt Nam đang có xu chiều hướng xấu đi trong giai đoạn này (giảm từ 4,8 điểm vào năm 2010 xuống còn 4,4 điểm năm 2014) và tụt xuống 19 bậc.

Thiếu chính sách thu hút nhân tài bài bản cũng là một điểm yếu của thị trường lao động trong nước. Việt Nam đã và đang bị cảnh báo rất nhiều về hiện tượng chảy máu chất xám, thị trường lao động Việt Nam không những không thu hút được nhân tài của các quốc gia trên thế giới mà phần lớn các du học sinh sau khi tu nghiệp ở nước ngoài không muốn về nước làm việc, các nhân lực chất lượng cao trong nước

45

cũng có xu hướng ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội phát triển,… nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là việc thiếu các cơ chế ưu đãi về chế độ đãi ngộ, mức lương thưởng chưa gắn với hiệu quả công việc và môi trường làm việc thiếu độ mở và ít cơ hội phát triển.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 49 - 53)