2014.
2.2.2. Về thái độ tinh thần làm việc của nguồn nhân lực:
Bảng 2. 3 So sánh thái độ tinh thần làm việc của của lao động Việt Nam so với lao động nước ngoài
Mức độ
Thái độ và tinh thần làm việc
Làm việc cần cù, chăm chỉ
Chấp hành kỷ luật lao động và các quy định
của doanh nghiệp
Tác phong làm việc công nghiệp (tập trung, nhanh nhẹn, chính xác)
Kém hơn 19.58% 12.27% 14.25%
Ngang bằng 68.05% 68.24% 65.18%
Tốt hơn 12.37% 19.49% 20.57%
35
Từ bảng 2.3 cho thấy, thái độ tinh thần làm việc của lao động Việt Nam hiện nay đang được đánh giá ở mức khá trên cả ba tiêu chí: Làm việc cần cù, chăm chỉ, chấp hành kỷ luật lao động và các quy định của doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp (tập trung, nhanh nhẹn, chính xác) với các mức đánh giá ngang bằng trở lên lần lượt là 80.42%, 87.73% và 85.75%. Điều này cho thấy, thái độ làm việc của nguồn nhân lực trong nước vẫn cần phải tiếp tục cải thiện trong thời gian tới nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và là cơ sở nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, việc tinh thần thái độ làm việc của nhân lực Việt Nam trong những năm gần đây đang bị xuống hạng trong mắt bạn bè quốc tế là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Biểu đồ 2. 5 Đánh giá mức độ lo ngại liên quan đến các yếu tố nhân lực của Việt Nam
(Đơn vị tính:%)
Nguồn: Tác giả xử lý trên số liệu của WEF
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF khảo sát ý kiến của các chuyên gia về vấn đề đáng lo ngại nhất có đưa ra ba yếu tố yếu kém nhất của Việt Nam gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng và lao động. Trong đó, có hai khía cạnh liên quan đến lao động được nhắc đến gồm lao động thiếu trình độ và thái độ làm việc của
Năm 2007 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014
Lo ngại về LĐ thiếu trình độ 10.2 10.2 10 10.2
Lo ngại về thái độ làm việc của
LĐ 6.7 5.4 6 6.7 0 2 4 6 8 10 12
36
người lao động. Trải dọc suốt thời kỳ phát triển, Việt Nam luôn coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Biểu đồ trên cho thấy, thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm của người lao động chưa cao, thậm chí mức lo ngại này còn có xu hướng tăng trở lại vào những năm gần đây (từ 5,4% vào năm 2010 lên 6% vào năm 2012 và lên 6.7% vào năm 2014). Tuy nhiều chủ sử dụng lao động đánh giá lao động nước ta là cần cù chịu khó, nhưng hầu hết còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thiếu năng động sáng tạo, không muốn chia sẻ kinh nghiệm làm việc, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém, thiếu chuyên nghiệp,… đây là nguyên nhân dẫn đến nguồn nhân lực Việt Nam không được đánh giá cao so với các nước trong khu vực.