2014.
2.2.4. Về kỹ năng mềm và kiến thức khác:
Bộ kỹ năng của người lao động bao gồm nhiều lĩnh vực kỹ năng khác nhau: kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi, và kỹ năng kỹ thuật. Theo kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng của Ngân hàng Thế giới năm (2012) tại 7 quốc gia Đông Á trong đó có Việt Nam thì thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn, đây một trở ngại rất lớn đối với thị trường lao động trong nước khi niềm tin của các chuyên gia và các nhà quản lý vào nguồn nhân lực đang có xu hướng giảm sút. Tỷ lệ các công ty nước ngoài khẳng định phải đào tạo lại nguồn nhân lực nội địa luôn ở mức 40 - 50% và mất trung bình từ 6 tháng đến 1 năm để đào tạo4. Hằng năm, các doanh nghiệp phải trích ra một khoản tiền khá lớn phục vụ cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực.
Về kỹ năng tiếng Anh.
Tiếng Anh được đánh giá là ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, hiện nay Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, do đó, kỹ năng ngoại ngữ là yếu tố cực kỳ quan trọng mà các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu bên cạnh kỹ năng chuyên môn cũng như giao tiếp. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng đồng ý là ứng viên với trình độ tiếng Anh lưu loát có thể đạt được mức lương cao hơn từ 11 – 20%. Theo nghiên cứu về chỉ số sử dụng thành thạo tiếng Anh của tổ chức dẫn đầu về giáo dục quốc tế EF (Education First), từ 2011 đến năm 2013. Việt Nam cũng như một số nước châu Á đã có sự tiến bộ về khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt, năm 2012, Việt Nam xếp hạng 31/54 thì năm 2013 đã vươn lên xếp hạng 28/60, thuộc nhóm nước có chỉ số sử dụng thành thạo tiếng Anh ở mức vừa phải.
Theo một khảo sát khác: Hệ thống đánh giá trình độ tiếng Anh JELA (JobStreet English Language Assessment) - bài kiểm tra để đánh giá trình độ tiếng
40
Anh của các ứng viên tại các quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam của JobStreet.com tại khu vực Đông Nam Á, trình độ sử dụng tiếng Anh bình quân chung của người lao động Việt Nam đang ở vị trí thứ 4 trên 5 quốc gia trong bảng xếp hạng.
Biểu đồ 2. 7 So sánh trình độ tiếng Anh của người Việt Nam với một số nước năm 2013
(Tính trên thang điểm 100)
Nguồn: Trang Jobstreet.com
Như vậy, so với các quốc gia trong khu vực như Singapore, Phillippines hay Malaysia thì khả năng sử dụng tiếng Anh của người lao động Việt vẫn còn kém, chứng tỏ sức cạnh tranh của người lao động Việt Nam về khả năng ngoại ngữ trong công việc vẫn chưa cao.
Kỹ năng làm việc nhóm và sử dụng máy tính:
Trong các kỹ năng làm việc của người lao động, làm việc nhóm là kỹ năng người lao động Việt Nam còn thiếu hụt nhiều nhất (khoảng 20% so với mức cần thiết).
Một số đánh giá cho rằng: “Một người Việt Nam nếu làm việc độc lập thì có thể bằng ba người Nhật Bản, nhưng nếu ba người Việt Nam thì không bằng ba người
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Singapore Malaysia Philippines Indonesia VietNam
Số điểm
31->40 21->30 11->20 0->10
41
Nhật Bản”, điều này hoàn toàn đúng đắn. Người Việt Nam có thể làm việc độc lập, ít phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm thì lại nảy sinh nhiều vấn đề như: phân chia công việc không rõ ràng, dễ nảy sinh các quan điểm trái chiều khó dung hòa, tính phụ thuộc lớn, làm việc qua loa thiếu trách nhiệm,… Từ đó thấy được, kỹ năng làm việc nhóm của người Việt còn rất nhiều hạn chế, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, yêu cầu về kỹ năng làm việc nhóm cũng khá quan trọng và nếu người lao động Việt Nam không có những thay đổi kịp thời thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Trong thời đại công nghệ thông tin, khả năng sử dụng máy tính và các thiết bị công nghệ là một trong số những kỹ năng được các nhà tuyển dụng rất coi trọng, tuy nhiên kỹ năng máy tính của nhân lực Việt Nam hiện nay còn rất thấp, kém hơn so với nhân lực quốc tế đến 58,57%5.
Bên cạnh đó, khảo sát của ILSSA- Manpower năm 20136 cũng cho thấy gần 30% doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trực tiếp và nhân viên văn phòng; 1/4 DN cho rằng lao động Việt Nam không đáng tin cậy hoặc chưa quan tâm tới chất lượng công việc, thiếu kỹ năng giao tiếp, ý thức về chất lượng và đúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nhất chiếm 30%, ngoài ra, khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy tính cơ bản cũng rất thiếu. Điều này phản ánh một thực tế là hệ thống giáo dục còn thiếu quan tâm đến phần kỹ năng thực hành dẫn đến chất lượng đào tạo ở nước ta hiện đang rất thấp.